Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Học sinh dân tộc Thái chế tạo balô chống đuối nước

PV - 19:29, 30/01/2018

Sáng kiến “Balô chống đuối nước dành cho học sinh” của 2 em Lô Thị May Sao và Kha Thị Nhật Linh người dân tộc Thái ở bản Mà, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An), được Ban Tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) học sinh trung học cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An đánh giá cao. Đây là sáng kiến mang tính khả thi và ý nghĩa nhân văn được xã hội ghi nhận.

Lô Thị May Sao và Kha Thị Nhật Linh đều là học sinh của Trường THCS Hương Tiến, xã Ngọc Lâm; Sao học lớp 8, còn Linh học lớp 9. Con đường từ nhà đến trường vượt qua nhiều sông suối, vì đi lại khó khăn, việc học của bản thân các em cũng như bạn bè vì vậy hay bị gián đoạn.

Hai em Lô Thị May Sao và Kha Thị Nhật Linh nhận giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức. Hai em Lô Thị May Sao và Kha Thị Nhật Linh nhận giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức.

 

Nhật Linh chia sẻ: “Cứ đến mùa lũ, hầu như lớp học nào cũng không đủ sĩ số, các bạn đều nghỉ học vì lo sợ bị đuối nước trên đường đến trường. Bản thân em từng chứng kiến cảnh một bạn cùng trường bị nước cuốn khi vượt qua đoạn khe suối nước chảy siết nên rất ám ảnh và trăn trở”.

Nhận thấy áo phao sẽ hạn chế bị đuối nước, nhưng không thể mang theo bên mình thường xuyên vì cồng kềnh, Linh và Sao đã trăn trở để sáng chế ra balô chống đuối nước. Balô được thiết kế với bề ngoài hoàn toàn giống với chiếc balô đi học bình thường. Điều đặc biệt của nó là những thiết bị được lắp đặt ở bên trong. Sản phẩm được thiết kế với 2 chức năng chính là cứu đuối và báo động. Các em sử dụng xăm xe đạp cũ để làm phao cứu đuối, các thiết bị định vị, công tắc cảm biến... để làm thiết bị báo động.

“Khi người đeo balô bị rơi xuống nước, công tắc sẽ tự động đóng và còi sẽ báo động, âm thanh còi có thể kêu xa giúp những người gần đó biết để đến ứng cứu kịp thời; đồng thời, phao sẽ giúp người đeo balô chống chọi, kéo dài thời gian để chờ sự giúp đỡ từ người khác”, Nhật Linh cho biết.

Theo em Lô Thị May Sao, trong quá trình nghiên cứu, đã không ít lần hai em chán nản vì có những chi tiết khó và thiếu nguyên liệu, công đoạn khó nhất là lắp ráp các thiết bị, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao. Bởi, nếu công đoạn này không chuẩn thì các công đoạn khác sẽ không vận hành.

“Được sự động viên, giúp đỡ của thầy Trần Hưng Hoàn, giáo viên Vật lý Trường THCS Hương Tiến nên chúng em đã thành công”, May Sao chia sẻ.

Sau nhiều tháng ròng tự mày mò qua sách vở và thực tiễn, không có máy tính, internet hay điện thoại thông minh, May Sao và Nhật Linh đã vỡ òa khi sáng chế của mình thành công. Qua nhiều lần thử nghiệm tại sông, hồ cho thấy, balô có thể nâng 1 người có sức nặng khoảng 50kg nổi lên mặt nước mà không cần tác động nào từ cơ thể. Sáng chế của 2 cô học trò nhỏ có tính ứng dụng thực tiễn cao, gần gũi và cần thiết với mọi học sinh.

Thầy Hoàng Kim Cương, Hiệu trưởng Trường THCS Hương Tiến chia sẻ: Chúng tôi rất tự hào về thành tích của 2 em Nhật Linh và May Sao đạt được trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học vừa qua. Đây là 2 học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng rất chăm học, có niềm đam mê sáng tạo khoa học. Khi ý tưởng của 2 em hình thành, nhà trường đã tạo điều kiện để các em có thêm thời gian nghiên cứu các thiết bị, thực nghiệm… Sản phẩm “Balô chống đuối nước dành cho học sinh” có tính ứng dụng cao, nếu được phát triển và nhân rộng sẽ góp phần làm giảm nguy cơ đuối nước đối với học sinh”.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.