Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hoàng Su Phì – Điểm hẹn mùa nước đổ

Duy Chí - Vũ Mừng - 21:52, 12/06/2024

Hằng năm vào mùa nước đổ (cuối tháng 5, đầu tháng 6) và mùa lúa chín (cuối tháng 9, đầu tháng 10) là 2 dịp mà nườm nượp du khách tìm đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ. Vào những thời điểm này, du khách được chiêm ngưỡng các thửa ruộng bậc thang uốn lượn trùng điệp, chạy dài từ ven suối lên đỉnh núi và xen lẫn những cánh rừng nguyên sinh, những nương chè cổ thụ và những dòng sông, khe suối, tạo thành bức tranh thiên nhiên hài hòa, nhiều màu sắc.Dưới đây là hình ảnh ghi lại vẻ đẹp của Hoàng Su Phì vào mùa nước đổ- thời điểm nước bắt đầu tràn về “đánh thức” vùng đất phía Tây Hà Giang sau những ngày khô hạn.

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha, dân số 68.416 người (năm 2023). Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha, dân số 68.416 người (năm 2023). Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện
Theo ông Nguyễn Việt Tuân, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp địa phương. Đây là hình thức canh tác trên đất dốc ở sườn núi, tạo ra các tầng bậc, rồi dẫn nước từ trên núi xuống tạo thành các thửa ruộng bậc thang để canh tác lúa.
Theo ông Nguyễn Việt Tuân, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp địa phương. Đây là hình thức canh tác trên đất dốc ở sườn núi, tạo ra các tầng bậc, rồi dẫn nước từ trên núi xuống tạo thành các thửa ruộng bậc thang để canh tác lúa.
Phải mất đến hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì từ thế hệ này sang thế hệ khác cần cù lao động, cùng với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và những nông cụ thô sơ mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ này
Phải mất đến hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì từ thế hệ này sang thế hệ khác cần cù lao động, cùng với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và những nông cụ thô sơ mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ này
Hiện nay Hoàng Su Phì có tổng số 3.720,6 ha ruộng bậc thang trải đều khắp 24/24 xã, thị trấn của huyện. Trong đó có 1.380 ha ruộng bậc thang tại 11 xã Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa được công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia
Hiện nay Hoàng Su Phì có tổng số 3.720,6 ha ruộng bậc thang trải đều khắp 24/24 xã, thị trấn của huyện. Trong đó có 1.380 ha ruộng bậc thang tại 11 xã Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa được công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia
Phóng tầm mắt từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang ở Bản Phùng với vô vàn tầng bậc loang loáng nước, trải dài trên khắp các triền đồi, sườn núi với những mảng màu đa sắc giữa mênh mông đất trời tựa như một bức tranh thiên nhiên khổng lồ giữa đại ngàn
Phóng tầm mắt từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang ở Bản Phùng với vô vàn tầng bậc loang loáng nước, trải dài trên khắp các triền đồi, sườn núi với những mảng màu đa sắc giữa mênh mông đất trời tựa như một bức tranh thiên nhiên khổng lồ giữa đại ngàn
 Tại xã Thông Nguyên, đâu đâu cũng thấy ruộng bậc thang. Ruộng có khi nằm cheo leo trên lưng chừng núi, trên cả đường đi, có khi nối liền từ đỉnh núi xuống tận khe suối với độ cao hàng trăm mét
Tại xã Thông Nguyên, đâu đâu cũng thấy ruộng bậc thang. Ruộng có khi nằm cheo leo trên lưng chừng núi, trên cả đường đi, có khi nối liền từ đỉnh núi xuống tận khe suối với độ cao hàng trăm mét
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì Nguyễn Việt Tuân cho biết: Phương thức canh tác ruộng bậc thang của mỗi dân tộc có đôi nét khác biệt. Như khi lựa chọn đất canh tác, người Dao Đỏ ở xã Hồ Thầu thường chỉ chọn những khu vực đất có độ dốc không lớn để làm ruộng bậc thang và trồng cây xung quanh khu ruộng của mình để giữ đất, tránh bị sạt lở. Còn với người La Chí ở xã Bản Phùng, do địa bàn cư trú chủ yếu là đồi núi cao, đất dốc, nguồn nước khan hiếm nên đất được lựa chọn để khai phá trước hết phải gần nguồn nước và thuận lợi trong việc dẫn nước về ruộng.
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì Nguyễn Việt Tuân cho biết: Phương thức canh tác ruộng bậc thang của mỗi dân tộc có đôi nét khác biệt. Như khi lựa chọn đất canh tác, người Dao Đỏ ở xã Hồ Thầu thường chỉ chọn những khu vực đất có độ dốc không lớn để làm ruộng bậc thang và trồng cây xung quanh khu ruộng của mình để giữ đất, tránh bị sạt lở. Còn với người La Chí ở xã Bản Phùng, do địa bàn cư trú chủ yếu là đồi núi cao, đất dốc, nguồn nước khan hiếm nên đất được lựa chọn để khai phá trước hết phải gần nguồn nước và thuận lợi trong việc dẫn nước về ruộng.
Liên quan đến tập quán canh tác nông nghiệp, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì có tín ngưỡng đa thần. Họ thờ các vị thần nông nghiệp vì tin rằng các vị thần này sẽ phù hộ cho họ cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thóc gạo đầy nhà. Tín ngưỡng được thực hành bằng nhiều tục lệ gìn giữ từ đời này sang đời khác như cúng hồn lúa, cúng thần rừng, thần đất đai, nghi lễ cầu mùa, mừng cơm mới.
Liên quan đến tập quán canh tác nông nghiệp, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì có tín ngưỡng đa thần. Họ thờ các vị thần nông nghiệp vì tin rằng các vị thần này sẽ phù hộ cho họ cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thóc gạo đầy nhà. Tín ngưỡng được thực hành bằng nhiều tục lệ gìn giữ từ đời này sang đời khác như cúng hồn lúa, cúng thần rừng, thần đất đai, nghi lễ cầu mùa, mừng cơm mới.
 Nước tràn về trên khắp các thửa ruộng bậc thang uốn lượn chồng lên nhau thành từng lớp, lấp lánh như những tấm gương phản chiếu mây trời.
Nước tràn về trên khắp các thửa ruộng bậc thang uốn lượn chồng lên nhau thành từng lớp, lấp lánh như những tấm gương phản chiếu mây trời.
Canh tác ruộng bậc thang vốn dĩ chỉ là cách mưu sinh, là sự sáng tạo của đồng bào các dân tộc để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chính sự sáng tạo đó vô hình chung đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang giàu tính nghệ thuật.
Canh tác ruộng bậc thang vốn dĩ chỉ là cách mưu sinh, là sự sáng tạo của đồng bào các dân tộc để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chính sự sáng tạo đó vô hình chung đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang giàu tính nghệ thuật.
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.