Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hòa Bình: Nỗ lực xây dựng vùng đồng bào DTTS phát triển toàn diện

Việt Hà - Mai Hương - 10:30, 20/08/2023

Những năm qua, thông qua việc thực hiện chính sách dân tộc, các thôn xóm ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh Hòa Bình đã được đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Theo đó, tỉnh Hòa Bình đã ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu như: Giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, trường học, y tế; hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo nghề mở rộng việc làm... góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Đầu tư phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS và miền núi nhằm thu hút nhiều du khách
Đầu tư phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS và miền núi là một trong những thế mạnh của tỉnh Hòa Bình

Hiệu quả từ chính sách dân tộc

Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh trong cả nước có đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao, tới 74,43% (chủ yếu là các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông...), sống trải dài ở 145/151 xã, phường, thị trấn. Những năm qua, thông qua việc thực hiện chính sách dân tộc, các thôn xóm ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh Hòa Bình đã được đầu tư, hỗ trợ để phát triển KT-XH. 

Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023 do UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức ngày 12/7 vừa qua cho thấy, nhờ triển khai hiệu quả nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của các Chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt là các Chương trình mục tiêu quốc gia, đến hết năm 2022, Hòa Bình có 8 xã đã thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; nhiều đồng bào DTTS và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản ĐBKK đã được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; hỗ trợ vay vốn từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. 

Theo đó, hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh đã giảm 3,2% (từ 15,49% năm 2021 xuống còn 12,29% năm 2022); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng, nhóm hộ được triển khai tích cực, giúp người dân tự vươn lên thoát nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK được nâng lên; diện mạo vùng DTTS và miền núi đã có nhiều đổi mới tích cực.

Đặc biệt, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 22/NQ-TW về một số chủ chương, chính sách lớn phát triển KT-XH miền núi, đến nay, số xã thuộc diện ĐBKK của tỉnh còn 39% trên tổng số xã, phường, thị trấn (giảm 29 xã so với năm 2017). Thu nhập bình quân tại các xã ĐBKK đạt 25,2 triệu đồng/người/năm (vượt 5,2 triệu đồng so với mục tiêu Nghị quyết).

Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đội ngũ những già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng đã trở thành lực lượng nòng cốt, cánh tay nối dài trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ vững an ninh trật tự ở cơ sở. Toàn tỉnh hiện có trên 9.000 trưởng bản, cán bộ cốt cán ở cơ sở, trong đó có gần 7.000 người là người DTTS, trên 95% trưởng bản, cán bộ cốt cán ở cơ sở trên địa bàn tỉnh biết tiếng DTTS. Bằng uy tín và trách nhiệm của mình, nhiều già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã vận động hàng trăm hộ dân tham gia hiến đất xây dựng nông thôn mới; xây dựng các mô hình an ninh tự quản tại cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và phòng, chống tai, tệ nạn xã hội...

Nhằm phát huy nội lực, khích lệ tinh thần vượt khó vươn lên của đồng bào DTTS, trong giai đoạn 2021 - 2022, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã phát động nhiều phong trào thi đua. Tiêu biểu như phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; "Chung tay xây dựng nông thôn mới”; "Vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau”… Các phong trào đã được đồng bào các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng, tham gia tích cực.

Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Điển hình như, mô hình HTX trồng nấm của thanh niên Trịnh Thị Thanh Hòa, dân tộc Tày (huyện Đà Bắc). Đây là mô hình trông nấm ăn, nấm dược liệu, trồng ngô ngọt cắt khúc đóng lon, trồng và sản xuất các sản phẩm từ cây Sachi... Mô hình đã đạt nhiều giải thưởng quan trọng trong sáng tạo khởi nghiệp. Hoặc Mô hình "Nuôi ong lấy mật” của Chi hội phụ nữ xóm Rậm, xã Mỹ Thành (huyện Lạc Sơn) với 50 tổ ong mật, hằng năm đã thu được khoảng 500 lít mật, trị giá 96 triệu đồng, góp phần vào phát triển kinh tế hộ gia đình trong xóm...

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình luôn dành ưu tiên nguồn vốn để phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình luôn dành ưu tiên nguồn vốn để phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS

Nỗ lực xây dựng vùng đồng bào DTTS phát triển toàn diện

Có thể thấy, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các chính sách dân tộc trong thời gian qua được triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã có 65/129 xã nông thôn mới (chiếm 50,4%), có 20 xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 60 khu dân cư kiểu mẫu, 171 vườn mẫu...

Bà Đinh Thị Thảo - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình cho biết, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp cùng các ngành, các cấp tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước và đạt nhiều kết quả quan trọng, trên các lĩnh vực đời sống KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Phát huy những kết quả đạt được, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh những giải pháp tịch cực, hiệu quả trong thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc, trong đó ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi; phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS bình quân giảm 2,5 - 3%; đối với các xã ĐBKK bình quân giảm 4 - 4,5%; phấn đấu có từ 5 xã trở lên thoát khỏi diện ĐBKK; đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; củng cố, tăng cường khối Đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước…

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Dân tộc cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi với 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung đầu tư khác nhau được tích hợp từ nhiều chính sách dân tộc.

Cơ sở hạ tầng xã vùng cao Vân Sơn (huyện Tân Lạc) được đầu tư góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.
Cơ sở hạ tầng xã vùng cao Vân Sơn (huyện Tân Lạc) được đầu tư góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn

Với những kết quả đã đạt được nêu trên cùng tinh thần đoàn kết, phát huy ý chí tự lực, tự cường, chắc chắn, đồng bào các DTTS và miền núi tỉnh Hòa Bình đóng góp tích cực vào những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn, vùng DTTS, miền núi và củng cố vững chắc khối Đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, kế hoạch phát triển KT-XH, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận