Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hòa Bình: Người có uy tín góp sức xây dựng quê hương

Văn Hoa - 14:41, 29/09/2023

Trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, Người có uy tín ở Hòa Bình luôn phát huy vai trò tiên phong; họ không chỉ tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng mà còn tuyên truyền, vận động giúp đỡ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, hiến đất xây dựng các công trình, góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng và nâng cao đời sống.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Đinh Công Sứ phát biểu tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Hòa Bình lần thứ Nhất năm 2022
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Đinh Công Sứ phát biểu tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Hòa Bình lần thứ Nhất năm 2022

Gương mẫu trong phát triển kinh tế

Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã vận động đồng bào ở thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống. Nhiều gia đình Người có uy tín đã áp dụng thành công mô hình kinh tế trang trại, không những giúp làm giàu cho gia đình mình, mà còn giúp đỡ nhiều hộ khó khăn thông qua việc hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật....

Người có uy tín Đinh Văn Lành, thôn Vầy Ang, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc được biết đến là tấm gương tiêu biểu trong công tác vận động, tuyên truyền Nhân dân tích cực tham gia lao động, sản xuất, trồng và chăm sóc bảo vệ rừng, chuyển đổi mô hình chăn nuôi để phát triển kinh tế.

Theo ông Lành, để cho người dân tin và làm theo, trước tiên bản thân mình và gia đình cần phải gương mẫu trong mọi phong trào. Hiện nay, với mô hình phát triển kinh tế tổng hợp: trồng keo, chăn nuôi bò, cá, ba ba đã cho thu nhập bình quân khoảng 500 triệu đồng/năm.

Ông Đinh Văn Lành cho biết thêm, trước đó xã mở rộng con đường đi qua trước nhà ông. Trước khi làm đường, gia đình ông có hàng cây dừa và cây nhãn rất đẹp, khi có chủ trương, ông sẵn sàng chặt hạ cây để làm đường và kết quả là hiện nay, con đường bê tông sạch đẹp, giúp gia đình ông và người dân thuận tiện đi lại, phát triển sản xuất.

Ông Lành bộc bạch, trong tuyên truyền vận động người dân cũng gặp nhiều khó khăn, cũng có nhiều ý kiến phát biểu “ngang”. Tuy nhiên, mình phải tuyên truyền làm sao để người dân hiểu tất cả vì lợi ích chung thì việc gì cũng nên.

Người có uy tín Đinh Văn Lành (áo trắng) chia sẻ với đoàn công tác về mô hình nuôi ba ba và ao thả cá của gia đình.
Người có uy tín Đinh Văn Lành (áo trắng) chia sẻ với đoàn công tác về mô hình nuôi ba ba và ao thả cá của gia đình.

Hưởng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Người có uy tín đã gương mẫu đi đầu vận động đồng bào dân tộc ở các thôn, bản tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại dân cư, thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, cải tạo vườn tạp, đất trồng, đồi núi trọc để tăng diện tích cây trồng, góp phần tăng thu nhập, đời sống từng bước được nâng lên.

Ông Hoàng Tiến Lực, thôn Đầm Rái, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn được người dân yêu mến, bởi ông là người luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi cách làm ăn, tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Nhờ vậy, kinh tế của gia đình ông Lực thuộc vào hàng khá giả trong thôn, ông đã mua sắm đầy đủ các tiện nghi trong gia đình, đầu tư cho con cháu ăn học và giúp đỡ bà con lối xóm trong lúc khó khăn. Ngoài phát triển kinh tế của gia đình, ông thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất cho bà con Nhân dân và kinh nghiệm nuôi dạy con cháu trong gia đình.

Với những đóng góp của mình, ông nhiều lần được cử là đại biểu tham dự những buổi lễ, sự kiện trọng đại của địa phương; ông được vinh danh là Người có uy tín tiêu biểu trong phong trào học tập suốt đời của gia đình, dòng họ, cộng đồng.

Người có uy tín xa Trọng Tấn (ngoài cùng bên trái), xã Hiền Lương (Đà Bắc), điển hình trong phát triển kinh tế và vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới.
Người có uy tín Xa Trọng Tấn (ngoài cùng bên trái), xã Hiền Lương (Đà Bắc), điển hình trong phát triển kinh tế và vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Góp sức xây dựng nông thôn mới

Nhiều Người uy tín đã phát huy vai trò, uy tín của mình trong tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Điển hình như ông Bàn Sinh Lương, Người có uy tín, Tổ trưởng tổ dân phố số 09, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, đã vận động các hộ hiến 1.117m² làm nhà văn hóa và hiến 664,2m² làm đường; ông Bùi Đức Thượng, Người có uy tín khu Mớ Đồi, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, đã vận động 8 hộ hiến đất thổ cư và 40 hộ hiến đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nông thôn; ông Triệu Văn Tâm, Người uy tín xóm Bò Liêm, xã Đồng Tân, huyện Mai Châu, đã tích cực tuyên truyền, vận động 62 lượt hộ gia đình tham gia hiến 6.175m2 đất để làm đường, làm mương, vận động các gia đình đóng góp tiền mặt, ngày công để làm công trình phúc lợi…

Ông Nguyễn Văn Hữu, Người có uy tín, Tổ trưởng tổ dân phố số 9, phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, vận động 10 hộ gia đình tham gia hiến 2.450m² đất làm đường giao thông nội đồng, nhà văn hóa, vận động Nhân dân tham gia xây dựng mô hình chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đoạn đường cây xanh nở hoa (năm 2020 được Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chọn làm mô hình điểm xóm kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu); ông Hoàng Văn Tình, Người có uy tín, trưởng xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, vận động 19 hộ hiến 600 m² đất ruộng, 200 m² đất vườn, 80m tường bao để mở rộng tuyến đường giao thông, vận động các gia đình đóng góp tiền mặt để xây tường bao, múc đường...

Nhìn nhận về vai trò của Người có uy tín trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Đinh Công Sứ khẳng định: Người có uy tín luôn xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của người dân, là cầu nối quan trọng của chính quyền dịa phương trong công tác vận động đồng bào DTTS ở các lĩnh vực phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong đồng bào DTTS. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.