Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hỗ trợ có trọng điểm, thúc đẩy cả cung và cầu của nền kinh tế

PV - 21:47, 07/01/2022

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu của chính sách, Chính phủ nghiên cứu đề xuất hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa phục vụ tăng trưởng, phát triển lâu dài, thúc đẩy cả cung và cầu của nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Hỗ trợ có trọng điểm, thúc đẩy cả cung và cầu của nền kinh tế
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Hỗ trợ có trọng điểm, thúc đẩy cả cung và cầu của nền kinh tế
Tiếp tục Chương trình  Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, tại phiên thảo luận trực tuyến chiều 7/1,  Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng giải trình về một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm trong dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, đây là vấn đề lớn, khó, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế mà cả xã hội, y tế; tác động không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn và chưa có tiền lệ. Trước đây, ứng phó khủng hoảng đã có một số chính sách nhưng phạm vi hẹp hơn.

Giải thích sâu hơn về dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết: Thứ nhất, Chính phủ đã nghiên cứu, đánh giá tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng, kinh tế, xã hội nói chung, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, người lao động và nhu cầu hỗ trợ, khả năng huy động nguồn lực và hấp thụ của nền kinh tế để xây dựng chính sách tài khóa và tiền tệ với quy mô phù hợp. Trên cơ sở đó đề xuất quy mô, phạm vi, đối tượng và lộ trình thực hiện của từng chính sách. Như chính sách miễn giảm thuế, ngay năm 2022 - năm đầu tiên, có thể thực hiện được 100%...

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, cần có sự điều hòa linh hoạt giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn và chính sách tài khóa để giải ngân nguồn lực bổ sung quan trọng này.

Về nguồn huy động để triển khai, Chính phủ thực hiện nghiêm túc cải cách thuế, chống thất thu, sau đó huy động vốn nguồn trái phiếu, vay ODA và nguồn vốn nước ngoài. Như vậy, Chính phủ đã tính toán trên quan điểm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế. Năm 2022 sẽ giải ngân 42% tổng số vốn của chương trình, phần còn lại giải ngân trong năm 2023.

Thứ hai, về phân bổ và quản lý sử dụng, thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ một cách hiệu quả, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, phải tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, nhất là chính sách tài khóa. Ngoài ra, cần đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ của Chương trình.

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu của chính sách, Chính phủ đã nghiên cứu đề xuất hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa phục vụ tăng trưởng, phát triển lâu dài, thúc đẩy cả cung và cầu của nền kinh tế. Chính sách tập trung vào những ngành cần thiết, trước mắt tập trung vào nâng cao năng lực phòng chống dịch gắn với nâng cao năng lực, hiện đại hóa các trung tâm chuyên sâu CDC cấp vùng, bệnh viện, viện tuyến trung ương; giải quyết việc làm, đào tạo lao động, phục hồi du lịch... Tiếp đó, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông chiến lược, kết nối cửa khẩu đông bắc, các khu công nghiệp, khu kinh tế...

Ngoài ra, còn phải phân bổ nguồn vốn hài hòa giữa các vùng miền, tạo động lực mới trong phát triển, đảm bảo công bằng, nhưng không cào bằng, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư lĩnh vực, ngành có tính lan tỏa.

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, với quy mô tương đối lớn, thời gian tương đối ngắn, khả năng hấp thụ, đảm bảo đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra của Chương trình là thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, yếu tố đảm bảo cho sự thành công chính là khâu tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành sau khi các chính sách được Quốc hội thông qua. Đây là nhiệm vụ chính trị nặng nề của cả hệ thống chính trị. Chính phủ mong muốn các đại biểu Quốc hội tham gia giám sát tại địa phương trong quá trình thực hiện.

Thứ ba, ngoài chính sách tài khóa, tiền tệ, Chính phủ trình Quốc hội 3 cơ chế đặc thù. Đây là quy định mới, chưa có trong luật nên Chính phủ trình Quốc hội cho phép thí điểm đối với dự án thuộc Chương trình. Cơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn thời gian đối với công tác đấu thầu, đầu tư công; huy động sự tham gia của địa phương đối với các dự án đường cao tốc đi qua địa phương mình, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư... trên địa bàn. Đây là chính sách đặc thù rất có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay. Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và huy động sự tham gia ngay từ đầu của các cơ quan chức năng để đảm bảo công khai minh bạch, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, báo cáo kết quả thực hiện sau khi kết thúc thời hạn thực hiện chính sách.

Thứ tư, do quy mô Chương trình lớn, vì vậy, bên cạnh đánh giá tác động của chính sách, Chính phủ đã nhận diện và chuẩn bị các giải pháp kiểm soát rủi ro có thể xảy ra nhất là áp lực lạm phát gia tăng trong năm 2022-2023. Trong quá tình thực hiện, Chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ, thường xuyên diễn biến tình hình giá cả trong nước và thế giới để có phản ứng phù hợp kiểm soát lạm phát. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh tra nhất là trước, trong quá trình xây dựng công trình, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước, yêu cầu các cơ quan liên quan tham gia ngay từ đầu khi triển khai các chính sách đặc thù, nhất là cơ chế chỉ định thầu; đẩy mạnh CNTT để bảo đảm năng suất hiệu quả, hiệu lực trong thời gian quản lý.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.