Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quốc hội thảo luận trực tuyến về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

PV - 16:50, 07/01/2022

Ngày 7/1, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, chiều ngày 4/01/2022, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình) đã có hơn 365 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, các nội dung chính đã được tổng hợp và gửi đến các vị đại biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các vị đại biểu tập trung thảo luận vào các nội dung đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và một số nội dung trọng tâm như sau: (1) Các nhóm giải pháp về tài khóa tiền tệ đã đảm bảo mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và có đánh giá tác động đầy đủ hay chưa; (2) Quy mô gói hỗ trợ chính sách tài khóa, mức bội chi, khả năng huy động, khả năng giải ngân, quy mô, mức độ các chính sách thuế đề nghị miễn, giảm hoãn, các nội dung chi đã đảm bảo trọng tâm, tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo khả năng hấp thụ và triển khai chủ yếu trong năm 2022 – 2023 hay không; (3) Về quy mô, mức độ gói hỗ trợ chính sách tiền tệ đã rõ ràng, đủ lớn, đã được đánh giá tác động đầy đủ hay chưa; các giải pháp đã cụ thể, có đảm bảo chỉ dẫn để thực thi, gắn kết đồng bộ với chính sách tài khóa tiền tệ hay không; (4) Phương án huy động đã bao quát hết nguồn lực, đảm bảo tiết kiệm, khả thi, đảm bảo các cân đối vĩ mô hay chưa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị các đại biểu thảo luận cho ý kiến về 11 kiến nghị của Chính phủ, 11 kiến nghị này đã có phân tích cụ thể của cơ quan thẩm tra. Đồng thời, lưu ý các vị đại biểu phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vao vấn đề, tránh trùng lặp các ý kiến đã phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận

Trước đó, tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình về dự thảo nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đây là những chính sách bổ sung, ngoài khung khổ chính sách tài chính, tiền tệ đã được Quốc hội quyết định trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; kế hoạch tài chính, kế hoạch vay và trả nợ công, kế hoạch đầu tư công giai đoạn từ 2021-2025. Tổng giá trị của những chính sách này trong 2 năm tới lên đến gần 350 nghìn tỷ đồng.

Mục tiêu nhằm khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021-2025, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn. Đồng thời, phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là ngành, lĩnh vực quan trọng, tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; Bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Chương trình xác định khung những vấn đề trọng tâm, cần tập trung giải quyết, bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023 như sau: (1) Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; (2) Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; (3) Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; (4) Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; (5) Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, huy động từ các Quỹ tài chính ngoài NSNN.

Từ 15h30, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

Thông tin chi tiết nội dung sẽ tiếp tục được cập nhật.

Một số hình ảnh ban đầu tại Phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội:

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội phát biểu từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội phát biểu từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn phát biểu từ điểm cầu phòng hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn phát biểu từ điểm cầu phòng Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội
Đại biểu Châu Quỳnh Dao, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang phát biểu từ điểm cầu tỉnh Kiên Giang
Đại biểu Châu Quỳnh Dao, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang phát biểu từ điểm cầu tỉnh Kiên Giang
Các vị Đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội
Các vị Đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội
Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.