Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiếu Trung tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao

Phương Nghi - 10:16, 26/03/2021

Hiếu Trung (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống. Năm 2014, xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Phát huy thành quả đã đạt được, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân Hiếu Trung đang tập trung giữ vững các tiêu chí đã đạt, phấn đấu hoàn thành 20 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

Tuyến đường NTM kiểu mẫu ấp Tân Trung Giồng A, xã Hiếu Trung được các chi hội trồng, chăm sóc hoa, cây xanh dọc ven 2 bên đường, góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp
Tuyến đường NTM kiểu mẫu ấp Tân Trung Giồng A, xã Hiếu Trung được các chi hội trồng, chăm sóc hoa, cây xanh dọc ven 2 bên đường, góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp

Chung tay xây dựng nông thôn mới

Dạo quanh xã nông thôn mới Hiếu Trung mới cảm nhận được vẻ đẹp của các tuyến đường NTM kiểu mẫu. Không gian trong sạch, yên bình, rợp bóng cây xanh và muôn hoa khoe sắc hai bên đường.

Ông Lâm Văn Khuône (dân tộc Khmer), Trưởng ấp Tân Trung Giồng A, xã Hiếu Trung cho biết, để có được cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp như hôm nay là nhờ cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Xã đã phân công nhiệm vụ cho từng chi hội, đoàn thể đảm nhiệm quản lý trên từng tuyến đường tự quản. Hàng tháng, các đoàn thể đồng loạt ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc hoa cùng cây xanh dọc 2 bên đường; hướng dẫn các hộ dân phân loại rác thải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và xử lý rác, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng NTM nâng cao nên vợ chồng ông Thạch Cường (dân tộc Khmer) ở ấp Tân Trung Giồng B đã tự nguyện hiến trên 350m2 đất để làm công trình đường nhựa liên ấp, giúp người dân đi lại thuận tiện. Ông Khuône nói: “Từ khi tuyến đường nhựa được xây dựng đã làm thay đổi cuộc sống của người dân trong ấp. Mặt đường rộng, xe ô tô, xe tải vận chuyển hàng hóa, vật tư thuận tiện; học sinh đến trường dễ dàng hơn; kinh tế gia đình cũng phát triển...”.

Anh Danh Giang ở ấp Tân Trung Kinh, xã Hiếu Trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau nhà lưới, cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh Danh Giang ở ấp Tân Trung Kinh, xã Hiếu Trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau nhà lưới, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng

Để tạo điều kiện để phát triển kinh tế và tạo thuận lợi cho việc đi lại của Nhân dân, trong năm 2020, Hiếu Trung đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng 2 tuyến đường nhựa, 3 tuyến đường đất, 2 cầu nông thôn, hệ thống cống thoát nước, chống thấm mặt đường nhựa, xây dựng trường học… với tổng kinh phí trên 34,8 tỷ đồng. Đến nay, toàn xã có 3 tuyến đường liên xã và đường từ trung tâm xã đến huyện dài 12,7km được nhựa hóa; 5 tuyến đường liên ấp được cứng hóa, bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện; 31 tuyến đường ngõ xóm sạch đẹp; 5 tuyến đường trục chính nội đồng được cứng hóa, bảo đảm vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Có 4/6 tuyến đường liên xã, liên ấp có hệ thống đèn chiếu sáng vào ban đêm.

Song song với hoàn thiện kết cấu hạ tầng, Hiếu Trung còn quan tâm phát triển sản xuất theo hướng đổi mới, hiệu quả. Nhiều mô hình được xây dựng và nhân rộng như: Sản xuất lúa trên cánh đồng lớn với 231 hộ dân tham gia; Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau nhà lưới; Cánh đồng lớn kết hợp trồng hoa bảo vệ môi trường; Sản xuất lúa theo hướng phân hữu cơ sinh học...

Ông Thạch Hùng, Chủ tịch UBND xã Hiếu Trung cho biết: Các mô hình cánh đồng mẫu lớn, tổ hợp tác, hợp tác xã, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đều phát huy hiệu quả. Đến nay, xã đạt 17/20 tiêu chí xã NTM nâng cao... “Cuối năm 2020, Hiếu Trung có 95,78% hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; giữ vững 8/8 ấp đạt chuẩn văn hóa,  nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người trên đạt 55 triệu đồng (tăng 6 triệu đồng so năm 2019); hộ nghèo giảm còn 1,6%. Điển hình nhất có ấp Tân Trung Giồng A đạt 8/8 tiêu chí ấp nông thôn mới kiểu mẫu”, ông Thạch Hùng cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...