Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả từ mô hình trồng nấm linh chi đỏ

PV - 21:13, 29/01/2018

Sau 3 tháng kể từ khi bắt đầu thực hiện mô hình trồng nấm linh chi đỏ Đà Lạt, đến nay gia đình chị Lê Thị Tâm, ở thôn 4, xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã chuẩn bị thu hoạch. Hiện tại thị trường nấm linh chi đỏ Đà Lạt đang có nhu cầu cao (khoảng 1 triệu đồng/kg nấm khô) dự tính gia đình chị Tâm sẽ có nguồn thu nhu nhập hơn 200 triệu đồng từ bán nấm.

Mô hình nấm linh chi đỏ Đà Lạt mà gia đình chị Tâm thực hiện có tổng kinh phí đầu tư 125 triệu đồng. Đây cũng là mô hình khoa học công nghệ đầu tiên của huyện Đam Rông về trồng nấm linh chi đỏ Đà Lạt được thực hiện trên địa bàn. Trong đó, UBND huyện Đam Rông hỗ trợ 80 triệu đồng vốn sự nghiệp khoa học công nghệ do tỉnh phân bổ; số còn lại là gia đình đối ứng 45 triệu đồng để mua gần 10.000 bịch ni lông bọc phôi giống nấm cùng mùn cưa, bắp và lúa xay; dựng nhà trồng nấm. Cùng với đó, gia đình chị Tâm còn được hướng dẫn kỹ thuật và thực hiện trồng, chăm sóc nấm có hiệu quả.

Mô hình nấm linh chi Mô hình nấm linh chi

 

Trên cơ sở đó, gia đình chị Tâm đã dựng 2 nhà trồng nấm, mỗi nhà có diện tích 100m2. Nhà trồng nấm được thiết kế vững chắc, có mái lợp cỏ tranh, phía dưới mái được lợp tôn chống nóng nhưng để khe sáng dọc theo nóc mái đảm bảo ánh sáng tự nhiên vào nhà nấm; bao quanh nhà nấm được phủ cỏ tranh và bạt, nền được láng xi măng và được thiết kế các rãnh nước để định kỳ bỏ vôi vào khử khuẩn nhằm đảm bảo vệ sinh và giữ ẩm; đồng thời bố trí hệ thống tưới nước phun sương cho nấm phát triển.

Trước khi đưa các bịch nấm vào các kệ theo hàng quy định để trồng, gia đình chị Tâm đã dùng vôi bột để khử khuẩn và xử lý nhà trồng nấm.

Chị Lê Thị Tâm cho biết: Nấm linh chi đỏ Đà Lạt là một loại thuốc quý trong y học cổ truyền, rất tốt cho sức khỏe con người. Để trồng được nấm linh chi đỏ này cần phải có 3 yếu tố là ánh sáng, nhiệt độ và độ ấm. Về nhiệt độ thì phải đảm bảo dưới 30 độ C. Độ ẩm trong trại nấm lúc nào cũng đảm bảo khoảng 75%. Ánh sáng thì không được sáng quá hoặc tối quá. Loại nấm này cho thu hoạch đợt đầu và cũng là đợt thu hoạch chính sau 3 tháng kể từ khi bắt đầu trồng; sau đó còn có thể cho thu hoạch thêm đợt 2 và đợt 3, mỗi đợt cách nhau khoảng 2 tháng.

Nhờ áp dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật vào trồng nấm linh chi đỏ Đà Lạt, nên hiện nay mỗi bịch nấm của gia đình chị Tâm có 1 tai nấm với trọng lượng trung bình khoảng 30g. Điều này, đồng nghĩa với việc trong đợt thu hoạch đầu này, gia đình chị Tâm có khả năng thu gần 300kg nấm tươi, tương đương với trên 200kg nấm khô.

Với giá khoảng 1 triệu đồng/kg nấm linh chi đỏ Đà Lạt khô như hiện nay sẽ cho gia đình chị Tâm thu nhập trên 200 triệu đồng. Đó là nguồn thu nhập lớn đối với người nông dân, nhất là nông dân ở huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn như huyện Đam Rông. Do vậy, mô hình trồng nấm linh chi đỏ Đà Lạt mà gia đình chị Tâm đang thực hiện đã được lãnh đạo UBND huyện Đam Rông ghi nhận và sẽ triển khai nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới.

Ông Trần Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông, cho biết: Nhận thấy đây là mô hình cho hiệu quả rất tốt, cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao trên thị trường, nên đây sẽ là mô hình trình diễn điểm để nhân rộng ra nhiều mô hình khác trong thời gian tới.

ĐAM TRỌNG

 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.