Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả thiết thực từ Dự án Quản lý rừng bền vững tại Tam Đường

Ngọc Dũng – Hoài Dương - 15:43, 20/05/2021

Là 1 trong 3 huyện của tỉnh Lai Châu được lựa chọn triển khai Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải khí CO2” từ năm 2015, huyện Tam Đường có 5 xã, 17 bản tham gia với tổng diện tích rừng 2. 829,11 ha. Sau 6 năm triển khai, Dự án đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Tổ kiểm tra chuyên trách bảo vệ rừng của bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) tuần tra bảo vệ rừng
Tổ kiểm tra chuyên trách bảo vệ rừng của bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) tuần tra bảo vệ rừng

Là một trong 17 bản của huyện Tam Đường được lựa chọn tham gia Dự án, bản Thẳm, xã Bản Hon có 43 hộ dân thì 100% hộ dân trong bản đều tham gia Dự án bảo vệ, quản lý rừng bền vững trên tổng diện tích 129 ha rừng. Sau 6 năm, Dự án đã tác động không nhỏ đến ý thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đời sống của bà con cũng được cải thiện bởi có thêm nguồn thu nhập từ nguồn kinh phí của Dự án.

Ông Tao Văn Ngần, Trưởng bản Thẳm cho hay, bản đã thành lập tổ kiểm tra chuyên trách, hướng dẫn người dân trong bản tuần tra, bảo vệ rừng. Hằng tuần, hằng tháng, Tổ tuần tra, bảo vệ rừng đều có kế hoạch đi tuần tra cụ thể, tăng cường công tác tuần tra về mùa khô, tuần tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và phòng cháy chữa cháy rừng… Dự án nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân trong bản, mỗi người dân đều góp sức bảo vệ diện tích rừng đã được giao.

Là một trong những người tham gia Dự án, anh Lò Văn Ón ở bản Thẳm chia sẻ: Mỗi lần đi tuần tra tuy mệt nhưng cảm thấy rất vui vì màu xanh của rừng vẫn còn nguyên vẹn, giúp hệ sinh thái rừng được bảo vệ. Các vấn đề có tác động xấu đến rừng được ngăn chặn kịp thời.

Tham gia Dự án, mỗi người dân ở bản Thẳm đều góp sức bảo vệ diện tích rừng đã được giao.
Tham gia Dự án, mỗi người dân ở bản Thẳm đều góp sức bảo vệ diện tích rừng đã được giao.

Cùng với đó, Đội tuần tra bảo vệ rừng của bản cũng thường xuyên được Ban Quản lý Dự án tập huấn, trang bị những kiến thức cơ bản, chuyên trách về bảo vệ rừng.

Ông Lê Duy Thái, Điều phối viên kỹ thuật - Ban Quản lý Dự án Quản lý rừng bền vững, giảm phát thải khí CO2 huyện Tam Đường cho biết, Dự án được triển khai từ tháng 10/2015, đã tác động tích cực đến đời sống cũng như ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Từ việc hiểu rõ lợi ích của Dự án, bà con đã chủ động tự nguyên tham gia. Còn đội ngũ cán bộ Ban Quản lý Dự án cũng được nâng cao kiến thức chuyên môn trong công tác quy hoạch sử dụng đất, sử dụng bản đồ giấy, bản đồ số, nâng cao khả năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức các cuộc họp tại thôn, bản; cán bộ có điều kiện nắm rõ hơn về địa hình khu vực thực hiện Dự án, tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải khí CO2” được triển khai nhằm mục tiêu tăng cường tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng và sự toàn vẹn của các hệ sinh thái cảnh quan ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Đồng thời, góp phần vào sự thích ứng của khu vực đối với biến đổi khí hậu và hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương thuộc vùng Dự án.

Quyền lợi của người dân khi tham gia Dự án được nhận đất, nhận rừng, được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài với thời hạn 50 năm. Được hỗ trợ kinh phí bảo vệ, quản lý rừng từ Dự án KfW8 trong 6 năm (330 nghìn đồng/ha/năm).

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.