Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điện Biên: Xóa đói giảm nghèo nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Cát Tường - 15:19, 16/12/2020

Điện Biên là tỉnh có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Cuộc sống của người dân chủ nơi đây chủ yếu dựa vào nương rẫy và rừng để mưu sinh. Từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được triển khai thực hiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, qua đó động viên, khuyến khích người dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng.

Niềm vui của người dân tỉnh Điện Biên khi nhận tiền hỗ trợ từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Niềm vui của người dân tỉnh Điện Biên khi nhận tiền hỗ trợ từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Theo số liệu thống kê, tỉnh Điện Biên hiện đứng thứ ba toàn quốc về nguồn thu từ chi trả DVMTR (sau tỉnh Lai Châu và Lâm Đồng). Đến nay, Điện Biên đã giao khoán bảo vệ rừng cho hơn 4.000 nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân của 80 cộng đồng dân cư thôn, bản vùng đệm, với tổng diện tích rừng tự nhiên trên 39.000ha. 

Theo ông Lò Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: Từ khi chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/ND-CP của Chính phủ được triển khai, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều chuyển biến rõ nét; bà con có thu nhập ổn định (trung bình 3 triệu đồng/hộ/năm), góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé 100% hộ dân bản địa đều được hưởng chính sách chi trả tiền DVMTR. Đặc biệt, bà con sử dụng tiền DVMT để phát triển sinh kế thông qua việc phát triển kinh tế ngoài rừng, hạn chế khai thác gỗ và lâm sản phụ, góp phần bảo vệ, phát triển rừng.

Ông Lỳ Pó Tư, bản A Pa Chải - xã Sín Thầu là một trong số hộ điển hình sử dụng hiệu quả tiền DVMTR. Nhờ tiền DVMTR gia đình ông Pó Tư đã mua sắm các phương tiện, dụng cụ máy móc để phục vụ sản xuất hàng năm, điều mà cách đây mấy năm trở về trước, ông Pó Tư cũng như bà con Hà Nhì trong bản, trong xã không hề nghĩ tới. Bởi người dân ở đây từ bao đời nay chỉ biết lao động, sản xuất theo phương thức tuyền thống như: Dùng trâu, bò để cày bừa; vận chuyển nông sản dùng gùi, vác. Nay nhờ những chiếc máy phay, máy cày bừa, máy tuốt lúa, xe chở hàng…  phục vụ sản xuất đã giảm bớt sức lao động và tăng hiệu quả sản xuất cho người dân.

Người dân tham gia công tác tuần tra, bảo vệ rừng được giao khoán
Người dân tham gia công tác tuần tra, bảo vệ rừng được giao khoán


Ngoài ra, hiện nay đa số các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên đều có xu hướng sử dụng nguồn tiền DVMTR vào việc bảo vệ rừng, thông qua hoạt động của các tổ bảo vệ rừng ở thôn, bản; đầu tư phát triển sinh kế như: mua giống cây trồng, trâu, bò, dê, gia cầm đầu tư phát triển kinh tế trang trại gắn với trồng rừng…

Đặc biệt, từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR, không ít cộng đồng thôn bản trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển sinh kế, các công trình phúc lợi góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn hộ gia đình, cộng đồng thôn bản được giao diện tích quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Cộng đồng thôn Háng Trợ, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông là một điển hình trong sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn tiền DVMTR trong công tác quản lý bảo vệ rừng gắn liền với việc xây dựng các công trình phúc lợi. Nhờ đó, nhiều tuyến đường trong bản được bê tông hóa, nhiều cánh rừng được phủ xanh quản lý, bảo vệ tốt. Nhất là 2 năm lại đây trên địa bàn bản không xảy ra tình trạng cháy rừng…

Theo kế hoạch thu, chi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2020 là gần 242 tỷ đồng, bao gồm từ Điều phối Quỹ Việt Nam và thu nội tỉnh, trong đó chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng trên 206 tỷ đồng.

Có thể khẳng định, hiệu quả từ chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/NĐ-CP của Chính phủ triển khai thời gian qua trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đã góp phần quan trọng nâng cao cuộc sống, xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân tham gia bảo vệ rừng; gắn kết cộng đồng trách nhiệm giữa các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng cư dân thôn bản với chính quyền để giữ những cánh rừng thêm xanh.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.