Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả nguồn vốn tín dụng thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Đăng Diện - 15:30, 28/10/2024

Những năm qua, cùng với việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chính sách tín dụng ưu đãi tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho người nghèo vùng DTTS của tỉnh Bình Thuận tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách thuận lợi, nhanh chóng để tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, tạo việc làm, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Nguồn vốn vay tín dụng giúp đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững,
Nguồn vốn vay tín dụng giúp đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững.

Để triển khai thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP; Thông tư 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng các văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức rà soát, phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng. Đồng thời ban hành Hướng dẫn quy trình rà soát và phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách làm cơ sở cho các địa phương triển khai, thực hiện. Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cũng đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách tín dụng ưu đãi quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng, để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi.

Theo tổng hợp, thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn I (từ năm 2021-2025) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhu cầu vay vốn tín dụng của người dân là 213.965 triệu đồng (trong đó: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là 196.860 triệu đồng; Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền núi để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị là 15.525 triệu đồng; Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch là 1.580 triệu đồng).

Qua số liệu thống kê từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, kết quả thực hiện giai đoạn 2022-2024 tính đến thời điểm này đã giải ngân 55.855 triệu đồng/776 hộ DTTS nghèo để sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà ở, trong đó cho vay hỗ trợ nhà ở là 6.480 triệu đồng/160 hộ (các hộ vay mức tối đa 40 triệu đồng); cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: 49.375 triệu đồng/614 hộ (bình quân mỗi hộ vay trên 80 triệu đồng để trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm).

Đánh giá về hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi, bà Thanh Thị Minh Hiền, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận nhận xét: “Chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP được người dân hết sức đồng tình và hưởng ứng tích cực. Chính sách đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu cho cuộc sống của đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng DTTS và miền núi; ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở vùng DTTS và miền núi. Nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, ổn định việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn”.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.