Hương ước giữ rừng
Bản Khâu Tinh, xã Khâu Tinh, huyện Na Hang có gần 150 hộ dân tộc Tày sống trong lõi rừng đặc dụng. Thế nhưng, trong suốt những năm vừa qua, hơn 8.300ha rừng ở Khâu Tinh không hề bị xâm hại. Để có được điều đó, chính là nhờ sự bảo vệ nghiêm ngặt của người dân địa phương.
Ông Nông Văn Huỳnh, Trưởng thôn Khau Tinh cho biết, trước đây khi Nhà nước chưa cấm cửa rừng, nhưng người già trong bản đã luôn dạy con cháu phải có ý thức giữ rừng. Hồi đó, người dân muốn vào rừng chặt cái cây làm nhà phải báo với Trưởng bản số lượng, loại gỗ và phải làm lễ cúng thần rừng.
Tiếp nối truyền thống của tổ tiên, hiện nay, người dân Khâu Tinh càng chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ rừng. Từ năm 2010, khi xây dựng hương ước, người dân đã đưa vào nội dung bảo vệ rừng. Bên cạnh thực hiện hương ước, 100% số hộ trong bản ký cam kết bảo vệ và không xâm hại rừng với UBND xã và Kiểm lâm.
“Bên cạnh giữ rừng bằng hương ước, từ năm 2017, bản còn thành lập đội xung kích gần 20 người thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tuần tra tại những nơi có nguy cơ xảy ra cháy cao vào mùa khô; tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát nương, đốt nương phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, khi đốt nương phải báo với đội xung kích và bố trí người túc trực không để lửa lan vào rừng...”, ông Huỳnh cho biết thêm.
Đánh giá về công tác giữ rừng của người dân Khau Tinh, ông Bàn Thái Tân, Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Khau Tinh (Hạt Kiểm lâm đặc dụng Na Hang) cho biết, hiện, Trạm quản lý hàng ngàn ha rừng gỗ quý gồm nghiến và gỗ trai, nhưng thời gian qua trên địa bàn gần như không để xảy ra tình trạng rừng bị xâm phạm trái phép. Để có được kết quả này, phải kể đến sự nỗ lực, trách nhiệm của bà con sống trong vùng lõi, trong đó có người dân thôn Khâu Tinh trong việc giữ rừng. Bà con đã thông báo nhiều thông tin quan trọng, giúp lực lượng Kiểm lâm nhanh chóng chặn đứng các vụ phá rừng phi pháp.
Để người dân sống dựa vào rừng
Ông Chẩu Văn Bích, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang cho biết, để rừng Na Hang phát triển một cách bền vững, địa phương cũng đã tạo ra nguồn lợi hợp pháp để người dân có thể sống dựa vào rừng.
Để giải quyết vấn đề này, Na Hang đã tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2020.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp cũng phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân kỹ thuật ươm giống, trồng rừng theo đúng quy định về mật độ, khoảng cách, thiết kế đồi nương; tuyên truyền tập huấn nghiệp vụ về bảo vệ, phát triển rừng. Đồng thời, huyện cũng rà soát những diện tích đất trống, khuyến cáo người dân chủ động trồng mới không để đất trống, đất hoang.
Ngoài ra, huyện cũng thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc lập hồ sơ thiết kế khai thác, đăng ký khai thác và vận chuyển, tiêu thụ gỗ rừng trồng theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, trong năm 2019, huyện đã trồng mới rừng sản xuất được 697,8ha, vượt 7,4% kế hoạch; sản lượng khai thác tới nay đạt gần 20 nghìn m
Huyện cũng thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc lập hồ sơ thiết kế khai thác, đăng ký khai thác và vận chuyển, tiêu thụ gỗ rừng trồng theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, trong năm 2019, huyện đã trồng mới rừng sản xuất được 697,8ha, vượt 7,4% kế hoạch; sản lượng khai thác tới nay đạt gần 20 nghìn m3