Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hậu Giang: Ưu tiên đầu tư phát triển khu vực đồng bào Khmer

Hạnh Nguyên - 11:42, 06/04/2020

Đi lên từ tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, nên trong quá trình phát triển, Hậu Giang chưa bao giờ hết khó khăn. Nhưng thuận lợi cơ bản là nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tầng lớp Nhân dân nên tỉnh đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.

Lễ Công bố quyết định thị xã Ngã Bảy lên thành phố trực thuộc tỉnh Hậu Giang
Lễ Công bố quyết định thị xã Ngã Bảy lên thành phố trực thuộc tỉnh Hậu Giang

Đi lên từ điểm xuất phát thấp 

Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết: Lúc thành lập tỉnh (tháng 1/2004), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm gần 24% (chuẩn nghèo đơn chiều), nay tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều chỉ còn 7,13%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 7 lần so với năm 2005, tăng bình quân gần 9%/năm. Đường sá thông thoáng, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng lên, tư duy trong sản xuất, kinh doanh được thay đổi... là minh chứng cho nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đi vào cuộc sống.

Trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân nên hiện Hậu Giang đã có 29/51 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100% chỉ tiêu Trung ương giao. 

 “Từ kết quả ấn tượng trên, Hậu Giang vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp trong xây dựng NTM của tỉnh”, ông Hùng chia sẻ.

Tạo hướng đi mới 

Đánh giá một cách toàn diện về sự bứt phá đi lên của tỉnh, có thể so sánh thành tựu ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh. “Tuy nhiên, muốn biết nghị quyết của Đảng có đúng và thực chất đi vào cuộc sống thế nào thì hãy nhìn vào bữa ăn của người dân có được cải thiện từng ngày hay không”, ông Hùng phân tích. 

Ông Hùng thông tin thêm, để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tỉnh đã tiến hành rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhiệm kỳ 2020 - 2025 đúng quy định. Thực hiện điều động, sắp xếp cán bộ và đánh giá hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ, phục vụ công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế, triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp đã được xác định, trong đó tập trung vào các chỉ tiêu như: Tốc độ tăng trưởng (GRDP), chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển, nâng tỷ lệ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia… Tỉnh cũng sẽ tiếp tục rà soát những ấp, khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống để ưu tiên đầu tư. 

“Nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề, vì vậy tỉnh đề nghị các ngành, các cấp, mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, thấm nhuần và thực hiện theo lời Bác dạy: “Chủ trương một, giải pháp phải mười và quyết tâm phải hai mươi để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra”, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Lữ Văn Hùng cho biết.

Tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, Tỉnh ủy Hậu Giang đã chọn Đảng bộ thị trấn Nàng Mau (huyện Vị Thủy), Đảng bộ Sở Xây dựng (thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh) làm điểm tổ chức đại hội cấp cơ sở; chọn Đảng bộ TP. Ngã Bảy, Đảng bộ thị xã Long Mỹ làm điểm đại hội bầu trực tiếp bí thư; Đảng bộ Công an tỉnh làm điểm đại hội cấp huyện.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.