Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình: Loại hình nghệ thuật độc đáo trên đất Vạn Ninh

Long Vũ - 09:54, 16/09/2020

Nghệ nhân Lê Thị Lộc, thôn Nam, xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái (Quảng Ninh) là cái tên quen thuộc đối với người dân vùng đất Vạn Ninh bởi gần cả cuộc đời bà gắn bó với môn nghệ thuật dân gian hát nhà tơ - hát, múa cửa đình (HNT-HMCĐ).

Nghệ nhân Lê Thị Lộc đang đánh đàn trong một tiết mục hát nhà tơ - hát, múa cửa đình
Nghệ nhân Lê Thị Lộc đang đánh đàn trong một tiết mục hát nhà tơ - hát, múa cửa đình

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Yên, năm 18 tuổi, bà Lộc lập gia đình riêng và theo chồng ra mảnh đất Vạn Ninh sinh sống. Từ lúc về làm vợ, bà được mẹ chồng cho đi xem những canh HNT-HMCĐ tại những đình, chùa ở địa phương. Lâu dần, tình yêu và sự đam mê nghệ thuật HNT-HMCĐ đã ngấm vào máu của bà.

Nói về ý nghĩa của lối HNT-HMCĐ, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Quảng Ninh cho biết: “HNT-HMCĐ tồn tại khoảng thế kỷ thứ XIII, thời nhà Lý. Vạn Ninh là một trong những cái nôi của HNT-HMCĐ, nơi duy nhất ở Quảng Ninh còn bảo tồn được loại hình nghệ thuật này”.

Còn nghệ nhân Hoàng Thị Thảo (80 tuổi), mẹ chồng của bà Lộc cho biết: HNT-HMCĐ bắt nguồn từ ca trù Việt Nam. Hai loại hình nghệ thuật này đều có nhạc cụ là trống chầu, phách và đàn đáy nhưng cách thể hiện lại khác nhau. Nếu như ca trù, người cầm chầu là người chỉ huy buổi hát thì ở HNT-HMCĐ, người hát lại là chủ công, trống chầu chỉ phụ đệm theo người hát. Không gian HNT-HMCĐ chỉ diễn ra tại các đình làng trong ngày hội đầu Xuân. HNT-HMCĐ có múa dâng hương, dâng hoa, dâng nến lên các vị thần. Mỗi kép hát thường có 5 người, trong đó có một kép đánh đàn đáy, một quan viên đánh trống chầu và 3 đào nương thay nhau hát. 

Loại hình HNT-HMCĐ là những bài hát mang đậm yếu tố tâm linh. Là một loại hình nghệ thuật diễn xướng trước thần thánh, trước các vị anh hùng dân tộc nên biểu diễn HNT-HMCĐ mang tính kỷ luật cao. Các đào nương khi tập hát cần đạt theo tiêu chuẩn là “hát hay”, kết hợp nhuần nhuyễn với các loại nhạc cụ thật ăn ý. Những câu hát chúc thần như lời chào, lời kính cáo của kép hát với thần linh sẽ bắt đầu buổi trình diễn. Sau đó, các đào hát có thể tùy hứng thể hiện sự hiểu biết của mình qua những câu hát khuyên bảo lòng trung của bề tôi với vua, giáo huấn về đạo đức, lòng thủy chung, khuyên bảo con cái về đạo hiếu, về tình làng nghĩa xóm… Qua các giai điệu, lời ca, tiếng hát của HNT-HMCĐ, chúng ta có góc nhìn toàn diện về bức tranh xã hội, văn hóa của người dân miền biển, của vùng đất biên giới xưa kia. 

Nghệ nhân Lê Thị Lộc giải thích thêm, hầu hết các bài HNT-HMCĐ bao gồm có rất nhiều giọng như: Giọng thét nhạc, thả, phú, ca trù, hãm và nhị. Song hành với các lối hát là các điệu múa bình dị, uyển chuyển như: Dâng hương, dâng hoa và dâng nến lên các vị thần. HNT-HMCĐ chủ yếu được truyền miệng nên nhiều bài, nhiều ca từ đã bị thất lạc. Vì vậy, giữ gìn và phát huy những lời ca, điệu múa HNT-HMCĐ hết sức quan trọng. 

Những năm qua, ngoài việc đi sưu tầm những làn điệu HNT-HMCĐ ở Viện Nghiên cứu văn hóa, các trung tâm lưu trữ, trung tâm văn hóa huyện, tỉnh..., nghệ nhân Lê Thị Lộc còn truyền dạy nhiều bài HNT-HMCĐ cho người dân ở địa phương. Năm 2011, bà Lộc đứng ra thành lập CLB HNT-HMCĐ ở xã Vạn Ninh với 42 hội viên. Hằng tháng, CLB tổ chức gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kiến thức và tập luyện những bài HNT-HMCĐ... vừa để thỏa mãn niềm đam mê, vừa để tăng cường tình đoàn kết gắn bó các thành viên trong CLB. 

Năm 2015, Bà Lộc được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vì đã có thành tích xuất sắc trong bảo tồn và phát triển nghệ thuật HNT-HMCĐ. Năm 2015 nghệ thuật HNT-HMCĐ lọt vào tốp 26 Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cần được bảo tồn và phát huy. 

Với những đóng góp quan trọng, tâm huyết của nghệ nhân Lê Thị Lộc và các hội viên CLB HNT-HMCĐ ở xã Vạn Ninh, tin rằng loại hình nghệ thuật này sẽ ngày càng được bảo tồn và phát huy.

Hát nhà tơ - Hát múa cửa đình tồn tại khoảng thế kỷ thứ XIII, thời nhà Lý. Vạn Ninh là một trong những cái nôi của Hát nhà tơ - Hát múa cửa đình, nơi duy nhất ở Quảng Ninh còn bảo tồn được loại hình nghệ thuật này”.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Quảng Ninh.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.