Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hàng trăm cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ từ chính sách khuyến công

Trọng Bảo - 11:10, 17/05/2023

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển. Qua đó, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh, nâng cao giá trị sản xuất cũng như cải thiện thu nhập cho người dân.

Chính sách khuyến công đã khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất cả về quy mô và số lượng
Chính sách khuyến công đã khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất cả về quy mô và số lượng

Ngay sau khi Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công có hiệu lực; tỉnh Lào Cai đã ban hành các chính sách, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khuyến công phát triển. Trong giai đoạn 2012 - 2022 đã triển khai 295 đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước gần 31,8 tỷ đồng. Trong đó, Khuyến công Quốc gia triển khai thực hiện 29 đề án với kinh phí hỗ trợ hơn 7,1 tỷ đồng; khuyến công địa phương triển khai thực hiện 266 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ gần 24,7 tỷ đồng. Cùng với đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể cũng đóng góp trên 91,4 tỷ đồng trong hoạt động khuyến công.

Theo thống kê, đã có 176 cơ sở công nghiệp nông thôn được thụ hưởng chính sách khuyến công (16 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 18 hợp tác xã và 142 hộ kinh doanh). Trong đó có 73 cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc địa bàn khó khăn/đặc biệt khó khăn được thụ hưởng chính sách khuyến công. Tỉnh Lào Cai đã bình chọn được 163 sản phẩm OCOP và 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, trong đó có 6 sản phẩm đạt cấp khu vực và 2 sản phẩm đạt cấp quốc gia. Hình thành một số cơ sở sản xuất chuyên sâu trong các lĩnh vực có thế mạnh của địa phương như: Chế biến dược liệu, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến hàng thủ công gắn với du lịch…

Trong 10 năm đã triển khai 9 đề án đào tạo nghề và truyền nghề cho 1.145 lao động với các nghề chủ yếu gồm: Cơ khí, hàn, mộc dân dụng, chế biến chè, sơ chế và bảo quản dược liệu, thêu dệt thổ cẩm... Sau khóa đào tạo, đã tạo việc làm trên 1.000 lao động với thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Chính sách khuyến công đã khuyến khích hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất cả về quy mô và số lượng; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm. Đồng thời, thay đổi cơ bản nhận thức của các cơ sở công nghiệp nông thôn trong phát triển sản phẩm; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chú trọng đến mẫu mã, bao bì…

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.