Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Hàng loạt lò đốt than ngang nhiên hoạt động

PV - 15:21, 06/04/2018

Thời gian gần đây, người dân ở nhiều khu dân cư TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk rất bức xúc với tình trạng nhiều lò đốt than vô tư hoạt động trên địa bàn.

Hiện tượng này đang gây ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng đến cây trồng của người dân.

Xã Cư Êbur, hiện có 4 cơ sở sản xuất than củi, 34 lò, công suất mỗi lò từ 7 đến 10 tấn than/ngày. Tuy nhiên, chỉ có 1 cơ sở sản xuất than của ông Khương Văn Khôi, ở thôn 8 được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk cấp ngày 15/8/2017 và Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, do UBND TP. Buôn Ma Thuột cấp ngày 30/1/2018. Các cơ sở còn lại gồm: Cơ sở của ông Chung Văn Dũng, buôn Ea Bông; cơ sở của bà Nguyễn Thị Phượng, buôn Kdun và cơ sở của ông Nguyễn Văn Hoạt, thôn 8 đều hoạt động không phép.

Cơ sở sản xuất than củi không phép ở buôn Ea Bông, xã Cư Êbuar. Cơ sở sản xuất than củi không phép ở buôn Ea Bông, xã Cư Êbuar.

 

Điều đáng nói là, các cơ sở đốt than này đều xây dựng gần khu dân cư, liền kề vườn rẫy và chỉ cách nhà ở của dân chưa đầy 100m nhưng không được lắp đặt ống khói và hệ thống phun sương để thu gom khói bụi, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, vườn cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái của các hộ sát các lò đốt than đều bị ảnh hưởng nặng, cây khô héo, bụi than bám đen, không thể phát triển được.

Ông Nguyễn Tấn Trường, ở thôn 8 sát một cơ sở sản xuất than bức xúc: “Chính quyền cần có biện pháp xử lý, di dời lò than ra khỏi khu dân cư nếu không dân chúng tôi sống không nổi nữa rồi”. Tương tự, vườn cà phê xen hồ tiêu với diện tích hơn 9 sào của ông Nguyễn Văn Tân ở Châu Sơn cũng bị ảnh hưởng không kém. Hơi nóng và khói bụi của lò đốt than đã khiến nhiều trụ tiêu chết, cà phê thì co quắp lá, khói bụi bám đen, không bung hoa được.

Ông Trần Hoài Nam, cán bộ phụ trách Địa chính-Xây dựng-Môi trường xã Cư Êbur cho biết: Tất cả các cơ sở sản xuất than củi trên địa bàn đều là đất nông nghiệp, các cơ sở này tự ý chuyển đổi mà không xin phép. Cuối năm 2016, UBND xã Cư Êbur đã kiểm tra, và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, với mức 1,5 triệu đồng/cơ sở.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND Cư Êbur khẳng định: Xã kiên quyết xử lý các cơ sở đốt than hoạt động không phép, không đúng quy định đất đai, vi phạm tiêu chí môi trường; đồng thời địa phương cũng đã yêu cầu các cơ sở tháo dỡ, không cho xây dựng thêm lò đốt.

Xã cũng đã chủ động xin ý kiến UBND Thành phố tiến hành tổ chức cưỡng chế lò than không phép nếu các chủ lò than không chấp hành dỡ bỏ để không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con địa phương. Để hỗ trợ các cơ sở đốt than chấp hành quy định, xã đã báo cáo Thành phố để có phương án di dời lò than vào khu công nghiệp Tân An hoặc Hòa Phú nếu các hộ, doanh nghiệp đảm bảo tiêu chí.

Được biết, không chỉ ở xã Cư Êbur mà một số địa phương khác cũng có nhiều lò than hoạt động trái phép. Điển hình như xã Cư Dliê Mnoong, huyện Cư M’gar, theo số liệu thống kê xã này có đến 35 lò than đang hoạt động, trong đó có nhiều lò than hoạt động trái phép, không có hồ sơ môi trường.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.