Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.

Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn - Người truyền dạy, phổ biến di sản văn hóa phi vật thể cho cộng đồng

Chân dung Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn (Ảnh tư liệu)
Chân dung Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn (Ảnh tư liệu)

Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn năm nay bước sang tuổi 80, nhưng ông vẫn rất minh mẫn. Trong ngôi nhà tọa lạc tại đường Lý Thường Kiệt, phường 4 (TP. Sóc Trăng) của ông, chứa cả một kho tàng sách và các tư liệu phong tục tập quán, văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Khmer, ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, văn học nghệ thuật đến các nghi lễ truyền thống. Kho tàng quý giá này cũng chính là gia sản mà gần cả cuộc đời ông đã dày công sưu tầm, nghiên cứu, thực hành và truyền dạy, phổ biến ra cộng đồng.

Với những đóng góp to lớn cho công tác bảo tồn, truyền dạy, phát huy di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer, Nghệ nhân Châu Ôn đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú năm và danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân năm 2022.

Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn cho biết, năm 1962 khi bước vào tuổi 18, ông đã bắt đầu truyền dạy giáo lý, Pali sơ cấp tại các chùa. Năm 1964, ông sang Campuchia học trường Pali cao cấp thủ đô Phnom Penh, 4 năm sau thì về nước tiếp tục truyền dạy giáo lý, Pali sơ cấp tại chùa PraSáthKông, xã Tham Đôn và chùa Bãi Xàu, thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên).

Thời còn trẻ, ở độ tuổi sung sức nhất, ông tham gia phục vụ tờ tin Khmer thuộc Sở Văn hóa Thông tin Hậu Giang, sau đó là Trưởng phòng Khmer ngữ thuộc Báo Sóc Trăng. Bằng sự am hiểu tường tận, sâu sắc về phong tục tập quán, văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Khmer, ông vừa tham gia viết báo bằng tiếng Khmer và tiếng phổ thông.

 Ông cũng tích cực sáng tác thơ, văn vần và văn xuôi mang đậm hơi thở cuộc sống, phản ánh chân thực mọi khía cạnh sinh hoạt, lao động của người Khmer. Nổi bật là xuất bản nhiều sách có giá trị văn học: “Tiểu sử Hòa thượng Dương Đan”, “Luật thơ Khmer”, “Lịch sử xây cất chùa Bãi Xàu”…

Nghi lễ tắm Phật được các sư sãi thực hiện trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer (Ảnh minh họa)
Nghi lễ tắm Phật được các sư sãi thực hiện trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, ông còn say mê tìm tòi, nghiên cứu, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ kiến thức tích lũy được, ông tham gia truyền dạy những kỹ năng, các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, các nghi thức lễ hội của đồng bào Khmer cho cộng đồng và tại các chùa trong và ngoài tỉnh. Đến nay, ông đã truyền dạy cho trên 200 người cùng tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể.

 Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn thường xuyên truyền dạy phổ biến tiếng nói, chữ viết, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian, nghi thức lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

"Tôi cũng thường xuyên cộng tác với các cơ quan truyền thông đại chúng, nói chuyện về ý nghĩa của lễ hội truyền thống dân tộc Khmer, giải thích các câu ca dao, tục ngữ Khmer nhằm khuyên dạy cho cho con em đồng bào mình thực hành tốt về cử chỉ, hành động đúng với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh. Tích cực tham gia các chương trình phục dựng các nghi lễ truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ”, Nghệ nhân Châu Ôn chia sẻ.

Với những đóng góp to lớn cho công tác bảo tồn, truyền dạy, phát huy di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer, từ năm 2022, Nghệ nhân Châu Ôn đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú năm và danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân.

Nghệ nhân Nhân dân Lý Lết - gần 50 năm thực hành "Trang trí họa tiết Khmer"

Nghệ nhân Nhân dân Lý Lết đã có gần 50 năm thực hành nghề thủ công truyền thống ""Trang trí họa tiết Khmer"
Nghệ nhân Nhân dân Lý Lết đã có gần 50 năm thực hành nghề thủ công truyền thống "Trang trí họa tiết Khmer"

Nghệ nhân Nhân dân Lý Lết (sinh năm 1961), là một nghệ nhân chuyên làm những họa tiết hoa văn mang tính đặc trưng, tinh xảo, thể hiện sự uy nghi của các ngôi chùa Khmer Nam bộ.Ông vào nghề từ năm 1976, đến nay đã gần 50 năm thực hành nghề thủ công truyền thống "Trang trí họa tiết Khmer", ông đã khắc họa và trang trí không biết bao nhiêu mẫu hoa văn, hoạt tiết cho không gian kiến trúc các chùa Khmer Nam bộ, hệ thống các dạng họa tiết cổ điển trên gỗ và các chất liệu hiện đại. Ông làm mọi việc từ viền chân tường, cổng rào, đắp tượng Phật, tháp mái đến thực hiện mặt dựng phù điêu ở các chùa Khmer trong và ngoài tỉnh.

Nghệ nhân Lý Lết nhớ lại, năm 1971, khi mới lên 10 tuổi, ông đã theo cha là nghệ nhân Lý Nghét (ngụ tại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú) đi điêu khắc, thiết kế các hoa văn, họa tiết trên các chánh điện chùa, trang trí họa tiết tháp mái, cổng tường, tượng Phật của các chùa Khmer. Cái “chất” đam mê hội họa của cha truyền sang cho ông, để rồi từ đó, ông cũng miệt mài với nghề. 

Từ năm 1980 về sau này, ông đã tự mình thực hiện các công việc được cha truyền lại như thiết kế mẫu chánh điện, khắc các mẫu viền chân tường chánh điện, hoa văn cổng chùa và sala các chùa Phật giáo Nam tông… Nổi bật là, các công trình đã thực hiện ở chùa Trà Tim (tỉnh Sóc Trăng), chùa Vam Ray (tỉnh Trà Vinh), chùa Lâm Dồ (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), chùa Bố Thảo (huyện Mỹ Tú), cổng trường và các mẫu trang trí Trường Trung cấp Pali Nam bộ (Sóc Trăng); phục chế chùa Dơi (Sóc Trăng) sau hỏa hoạn…

Năm 2010, ông được vinh dự ra Thủ đô Hà Nội thiết kế hoa văn công trình chùa Khmer tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) . Đây là công trình tiêu biểu nhất, thể hiện đầy đủ và thống nhất các mô típ trang trí vốn cổ của các chùa Khmer Nam bộ. Song song với quá trình làm nghề, ông cũng đã nhận học trò để truyền dạy kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các mô hình, họa tiết sống động, có hồn với mong muốn duy trì và ngày càng phát huy nghề hội họa, điêu khắc, kiến trúc chùa Khmer.

Nghệ nhân Lý Lết (bên trái) giới thiệu hoa văn, họa tiết trên ngôi chùa Khmer (Ảnh tư liệu)
Nghệ nhân Lý Lết (bên trái) giới thiệu hoa văn, họa tiết trên ngôi chùa Khmer (Ảnh tư liệu)

Không chỉ thực hành nghề thủ công truyền thống "Trang trí họa tiết Khmer", từ năm 1980 đến nay, nghệ nhân Lý Lết còn truyền dạy miễn phí cho trên 200 người là con em người dân tộc Khmer có năng khiếu về hội họa, điêu khắc và kiến trúc chùa Khmer. Hiện tại, Nghệ nhân Lý Lết vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu, thực hành các vốn tạo hình trên họa tiết cổ kết hợp không gian kiến trúc chùa Khmer Nam bộ, hệ thống các dạng họa tiết cổ điển trên gỗ và các chất liệu hiện đại từ vốn quý của cha ông. Đồng thời, nghiên cứu sâu chất liệu vữa truyền thống, dùng đắp tượng và phù điêu cho các công trình văn hóa, các bố cục cho ngôi chùa.

Trong suốt quá trình hoạt động cống hiến hết mình cho lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, ông đã được các cấp, ngành trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý. Năm 1916, Nghệ nhân Lý Lết vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Mới đây (năm 2022), ông đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Trong suốt quá trình hoạt động, cống hiến hết mình cho lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, ông đã được các cấp, ngành trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý. Năm 1916, Nghệ nhân Lý Lết vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Mới đây (năm 2022), ông đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.