Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Tĩnh: Nhiều nơi tại huyện Hương Khê bị ngập sâu, khẩn trương sơ tán dân

PV - 22:04, 18/10/2020

Theo báo cáo từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), tính đến trưa 18/10, tổng lượng mưa đo được tại huyện Hương Khê là 345,1 mm, mực nước sông Ngàn Sâu đạt 13,32m, trên báo động II 0,82m.

Một điểm cầu tràn trên địa bàn huyện Hương Khê bị ngập sâu
Một điểm cầu tràn trên địa bàn huyện Hương Khê bị ngập sâu

Tổng lượng mưa đo được từ ngày 15/10 là 345,1mm, mực nước sông Ngàn Sâu tại Trạm Thủy văn Chu Lễ đạt 13,32m, trên báo động II 0,82m. Hiện nước lũ đang tiếp tục lên nhanh.

Thống kê của các địa phương, đến thời điểm này, 5 xã bị lũ chia chia cắt gồm: Hương Thủy, Điền Mỹ, Lộc Yên, Hương Đô, Hương Giang, trong đó có 137 hộ dân và 10 hội quán thôn bị ngập, cô lập. Ngoài ra, nhiều tuyến đường giao thông và cầu qua sông bị ngập như: cầu tràn qua các xã Lộc Yên, Hương Xuân, Hương Lâm, Hương Đô, Gia Phố; tỉnh lộ 553 đoạn các xã Lộc Yên, Hương Trà; huyện lộ 2, huyện lộ 6 xã Hương Thủy; huyện lộ 11 xã Phúc Trạch; huyện lộ 14 các xã Hà Linh, Phúc Đồng; Quốc lộ 15A đoạn qua xã Hương Đô và trên 10 km đường trục thôn.

Nhiều công trình đã bị mưa lũ xói lở nghiêm trọng như: đường Phúc Trạch - Hương Liên, đường mòn Hồ Chí Minh vào trung tâm xã Hương Thủy, huyện lộ 2, đường trục thôn qua thôn 2 và thôn 5 xã Hà Linh...; thân đập Khẩn, đập Nghèn xã Hương Bình, bờ sông Ngàn Sâu, sông Tiêm qua các xã Hà Linh, Hương Xuân tiếp tục sạt lở nghiêm trọng.

Nhằm chủ động ứng phó với các tình huống, trưa 18/10, Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hương Khê đã tổ chức họp khẩn bàn các giải pháp, sẵn sàng ứng cứu kịp thời với mưa lũ.

Theo Bí thư Huyện ủy Hương Khê Lê Ngọc Huấn, hiện huyện đã chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai phương án bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du; duy trì lực lượng thường trực vận hành điều tiết xả lũ hồ chứa thủy lợi, đặc biệt là công trình thủy điện Hố Hô.

Đại tá Lê Khắc Thuyết, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: Địa phương cần phải đặt công tác “phòng” lên hàng đầu, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức tự phòng đối với bản thân và gia đình. Những khu vực có nguy cơ cần đặt mức cảnh báo cao nhất. Các trường học không an toàn, đề nghị cho học sinh nghỉ học. Các cơ quan đơn vị nằm dưới chân núi nếu không an toàn, đề nghị phải cho sơ tán khẩn cấp.

Ông Phan Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: Địa phương đã chuẩn bị và sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với mưa lớn xảy ra lũ quét trên các sông, suối, ngập úng và sạt lở đất ở vùng núi; các vùng có độ dốc lớn có nguy cơ cao xảy ra lũ quét. Huyện đã huy động toàn bộ lực lượng tập trung lực lượng cho công tác phòng, chống lụt bão, đảm bảo phương án "bốn tại chỗ", đồng thời đặt ra điều kiện tuyệt đối an toàn cho người dân và lực lượng phòng chống cứu hộ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.