Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Hà Tĩnh: Người dân học cách sống chung với lũ

PV - 09:50, 03/09/2019

Năm nào cũng vậy cứ vào thời điểm mùa mưa bão đến là người dân Hà Tĩnh phải chịu rất nhiều thiệt hại. Để hạn chế thiệt hại, người dân nơi đây đang chủ động học cách sống chung với lũ...

Ông Nguyễn Văn Tuấn ở xã Đức Bồng, huyện Đức Thọ cho biết: “Năm nào cũng có lụt cả, năm bình thường chỉ ngập nhà, mấy năm trở lại đây không biết thế nào mà nước cứ ngập đến gần tận nóc nhà. Gia đình làm nông nên phải chủ động biện pháp ứng phó thôi. Vợ chồng tui xây căn nhà cho thằng con trai phải làm thêm cái gác cao, đề phòng khi có lũ lụt còn chuyển đồ, lương thực lên”.

Ông Tuấn cũng cho biết, ngoài xây thêm gác lửng, gia đình ông còn mua thêm đất về đắp lên ụ cao trong vườn để khi lũ lụt về có chỗ cho trâu, bò và các loại gia cầm trú chân…

Nhà tránh lũ của người dân xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh. Nhà tránh lũ của người dân xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.

Không chỉ có huyện Đức Thọ mà người dân các huyện miền núi như Vũ Quang và Hương Khê cùng chung cảnh ngộ hằng năm phải đối mặt với tình trạng lũ lụt ngập nhà. Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Nông nghiệp huyện Vũ Quang, trung bình mỗi năm trên địa bàn đều xảy ra 3 đến 4 lần ngập lũ, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Cuộc sống người dân cũng gặp nhiều khó khăn khi mùa lũ về.

Còn tại huyện miền biển Lộc Hà, ý thức được những mối lo từ mưa lũ nên ngay từ đầu mùa mưa, huyện đã xây dựng kế hoạch với nhiều phương án để đối phó. Ngoài tuyên truyền cho người dân chủ động phòng chống lũ lụt, chính quyền huyện cũng triển khai biện pháp xử lý khi địa phương bị ngập lụt trong nhiều ngày.

Theo ông Võ Tá Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, địa phương đã mua dự trữ 15 tấn gạo, 50 ngàn bao tải cát; bên cạnh đó ký kết với các chủ doanh nghiệp chuẩn bị các phương tiện như ô tô, máy đào… sẵn sàng tham gia ứng phó khi có yêu cầu. Tất cả những cơ sở vật chất và nhân lực trên được các chủ sở hữu cam kết thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện khi được điều động. Ngoài ra, huyện đã chủ động phương án huy động nguồn nhân lực hàng trăm người làm nhiệm vụ tuần tra, cơ động sẵn sàng khi có yêu cầu.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh cho biết: Điều ghi nhận là ở Hà Tĩnh, người dân đã từng bước thích nghi, chủ động phương án sống chung với mưa lũ, do đó dù năm nào cũng xảy ra ngập lụt, nhưng không bị thiệt hại về người. Khi có mưa to kéo dài, thì người dân đã chuẩn bị nhiều phương án để đối phó, vì thế mấy năm gần đây, thiệt hại do mưa lũ ở Hà Tĩnh giảm đi rất nhiều…

PHONG DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.