Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hà Quảng (Cao Bằng) chú trọng nâng cao kiến thức về bình đẳng giới

Minh Thu - 11:39, 27/07/2024

Thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức 25 hội nghị đối thoại chính sách về phụ nữ và chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới cho hơn 3.700 lượt người dân.

Người dân thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng tham gia truyền thông tuyên truyền về bình đẳng giới (Ảnh: Trường Hà)
Người dân thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng tham gia truyền thông tuyên truyền về bình đẳng giới (Ảnh: Trường Hà)

Cụ thể, tại 25 hội nghị đối thoại chính sách về phụ nữ với cấp ủy Đảng, chính quyền xã, thị trấn với chủ đề “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội’, công tác phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới; phụ nữ với Bảo hiểm y tế; một số chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em… đã thu hút trên 1.500 lượt người tại 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham dự.

Cùng với đó, 10 chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới; tuyên truyền cho người dân về xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hoá có hại về bình đẳng giới và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ… đã thu hút trên 2.200 lượt người tại 10 xã, thị trấn tham gia.

Theo Lãnh đạo Hội LHPN huyện Hà Quảng, qua tham gia các chương trình, nội dung của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG 1719, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào DTTS được tiếp cận, bổ sung và nâng cao kiến thức, nhận thức, xóa bỏ tập tục lạc hậu về định kiến về giới. Thông qua đó, phụ nữ DTTS có điều kiện phát huy vai trò, quyền năng trong gia đình và xã hội, góp phần tích cực vào xây dựng gia đình, xóm, bản, khu dân cư văn hóa, xây dựng xã hội bình đẳng, văn minh.






Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận