Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Nội: Tổ chức Hội thảo liên kết 4 nhà về xử lý rác thải nông thôn

Hoàng Quý - 13:55, 29/09/2020

Sáng 29/9, tại Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức Hội thảo liên kết 4 nhà về xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố.

Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội thảo
Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các nhà khoa học, lãnh đạo các xã cùng với các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất, trang trại trên địa bàn TP. Hà Nội. Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội chủ trì Hội thảo.

Theo báo của UBND TP. Hà Nội, toàn thành phố hiện có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, tuy nhiên mới có 26 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Hà Nội có 1.350 làng có nghề. Kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích nguồn nước tại 292 làng nghề giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy, 139 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng (chiếm 47%), 95 làng nghề ô nhiễm (chiếm 32%), 58 làng nghề không ô nhiễm về nguồn nước (chiếm 19%), tỷ lệ nước thải làng nghề được thu gom xử lý chỉ chiếm khoảng 5,2%. Ước tính năm 2020, Hà Nội có 25,5 nghìn con trâu; 139,6 nghìn con bò; 1,76 triệu con lợn; 38 triệu con gia cầm. Mặc dù các hầm khí sinh học (Biogas) được xây dựng theo đúng quy chuẩn, nhưng hệ thống này chỉ phát huy đối với các cơ sở chăn nuôi dưới 100 con. Với các trang trại chăn nuôi lớn, hệ thống bị quá tải, lượng nước thải ra môi trường không bảo đảm...

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến đánh giá và đưa ra những giải pháp xử lý rác thải nông thôn, trong đó tập trung về vấn đề nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn…

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: Cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến xã phải nâng cao vai trò của người đứng đầu; tuyên truyền người dân vào cuộc trong thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường tại khu dân cư; đẩy mạnh trồng cây xanh, trồng hoa dọc các tuyến giao thông để tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp - văn minh; Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn thể phát huy vai trò trong bảo vệ môi trường…

Tin cùng chuyên mục
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.