Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang: Nông dân Vị Xuyên vươn lên nhờ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hoàng Quý - 17:43, 02/08/2021

Trên mảnh đất từng bị dày xéo bởi bom đạn ở Vị Xuyên (Hà Giang), trước kia người nông dân chỉ mong sao gieo trồng chỉ đủ ăn, đủ mặc, thì nay qua thời gian tiếp cận tri thức cuộc sống, người dân đã thay đổi được cách nghĩ, cách tổ chức phát triển kinh tế, và tính tới chuyện làm giàu. Suy nghĩ này, xuất xuất từ việc, những năm gần đây, họ đã mạnh dạn áp dụng những quy trình sản xuất nông nghiệp tiến bộ, đã thu được giá trị kinh tế cao ngay từ những cây trồng, vật nuôi thân thuộc ngay trênbản địa.

Những buồng chuối tiêu hồng được phủ nilon để đảm bảo chất lượng
Những buồng chuối tiêu hồng được phủ nilon để đảm bảo chất lượng

Không còn phổ biến hình ảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau", đến Vị Xuyên thời điểm này, có thể tận mắt chứng kiến những mô hình sản xuất rau, củ, dược liệu, chăn nuôi công nghệ cao ấn tượng. Như mô hình trồng chuối tiêu hồng của Hợp tác xã (HTX) Bản Tùy (Ngọc Đường, Vị Xuyên), với quy mô hơn 10 ha cho sản lượng khoảng 250 tấn mỗi vụ, tổng doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Nhung, Giám đốc HTX Bản Tùy cho biết, hiện HTX trồng hơn 10 nghìn gốc chuối, toàn bộ quy trình kỹ thuật được thực hiện theo hướng an toàn, tiến tới đạt chuẩn theo quy trình VietGAP. Dựa trên nền tảng trồng, chăm sóc theo quy trình an toàn, sản phẩm Chuối tiêu hồng của HTX Bản Tùy đã có đầu ra ổn định, được thị trường đón nhận tích cực.

Hay chuyện gia đình chị Nguyễn Thị Ngoan ở xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên,  thành công với mô hình phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại. Hiện, gia đình chị chăn nuôi khoảng 10 nghìn con chim cút, 1 nghìn con gà và 1 nghìn con ngan đen. Để đảm bảo cho đàn gia cầm khỏe mạnh, gia đình chị thường xuyên phun thuốc khử trùng, vệ sinh chuồng trại bằng vôi bột và các dung dịch sát khuẩn, tiêm phòng vắc xin định kỳ và đảm bảo chế độ thức ăn, nước uống cho đàn vật nuôi.

Theo chị Ngoan, mỗi tháng gia đình chị xuất bán khoảng 5 nghìn con chim cút thương phẩm, với giá bán lẻ là 15 nghìn đồng/con; khoảng 300 con gà, ngan với giá 110.000 – 130.000 đồng/kg gà thịt, từ 65.000 – 70.000 đồng/kg ngan đen. Gia đình chị thu nhập được gần 200 triệu đồng mỗi năm.

Nông dân chăm sóc vườn ươm cây giống
Nông dân chăm sóc vườn ươm cây giống

Được biết, huyện Vị Xuyên còn ưu tiên, khuyến khích các hợp tác xã, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất rau, củ trong nhà lưới. Đến nay, tổng diện tích nhà lưới trên địa bàn huyện đạt trên 28 nghìn m2/30 nhà lưới/28 hộ. Các loại rau được người dân sản xuất trong nhà lưới như: dưa các loại, cà chua, rau thủy canh, rau trái vụ. Doanh thu bình quân đạt trên 1,3 tỷ đồng/ha/năm.

Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên để nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp, huyện đã hình thành và phát triển khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại thị trấn Vị Xuyên; tiếp tục duy trì thực hiện các xã, thôn điển hình về phát triển kinh tế nông nghiệp; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác, nhóm sở thích; đẩy mạnh thực hiện chương trình Ocop, nhiều sản phẩm đặc sản của huyện đạt 3 – 4 sao cấp tỉnh.

Thời gian qua, địa phương luôn tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng liên kết, hợp tác giữa nông dân - tổ sản xuất - hợp tác xã - doanh nghiệp; sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi giá trị với các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng của địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý và hướng tới xuất khẩu.

“Mục tiêu của địa phương đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2.130 tỷ đồng; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% cơ cấu ngành Nông nghiệp; giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác đạt 76 triệu đồng/ha” ông Đỗ Anh Tuấn cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.