Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang: Lợi ích kép từ hỗ trợ phát triển rừng

PV - 10:40, 09/07/2019

Những năm qua, Hà Giang đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân trồng, bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đó, vừa nâng cao diện tích, giá trị rừng, vừa tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Quang Bình (Hà Giang) là một trong những huyện có điều kiện thuận lợi phát triển phát triển rừng do có diện tích đồi núi lớn. Vì vậy, trong những năm qua, Quang Bình luôn là huyện đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế rừng của tỉnh Hà Giang.

Trước đây, người dân Quang Bình chủ yếu trồng ngô nên đất xấu dần, hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi có chính sách hỗ trợ phát triển rừng, nhiều diện tích đồi, núi trọc nay đã phủ một màu xanh của cây keo, mỡ và xoan. Như gia đình anh Hoàng Đình Việt, ở thôn Lũ Hạ, xã Tân Bắc (Quang Bình) có 20ha rừng. Những năm trước đây, đất rừng của gia đình anh Việt chỉ để trồng những cây gỗ tạp mọc tự nhiên, không mang lại hiệu quả kinh tế.

Trồng rừng góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở Hà Giang. Trồng rừng góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở Hà Giang.

Từ năm 2012, được sự vận động và hướng dẫn của chính quyền địa phương, gia đình anh Việt đã đầu tư trồng 10ha cây keo. Đến nay, diện tích trồng keo của gia đình anh đã mở rộng trên 20ha. Anh Việt chia sẻ: “Trong tổng số hơn 20ha keo có 10ha đã cho thu hoạch, mang lại cho gia đình 700 triệu đồng”.

Theo ông Nguyễn Hoàng Tưởng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quang Bình cho biết, đến nay, diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện có khoảng 15 nghìn ha, trong đó diện tích đã trồng là 13 nghìn ha, hơn 2 nghìn ha còn lại là diện tích đất trống và đất cây gỗ tạp.

Để thực hiện tốt các chỉ tiêu về trồng rừng, hằng năm, UBND huyện Quang Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các xã trên địa bàn huyện nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng đã đề ra.

Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung tư vấn về đất rừng, giống cây rừng cho các tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình, kêu gọi các doanh nghiệp liên kết với nông dân để tham gia trồng rừng…Vì vậy, trên địa bàn huyện đã hình thành các mô hình trồng rừng tiêu biểu làm cơ sở để nhân rộng thành phong trào trong quần chúng Nhân dân.

Áp dụng nhiều chính sách khuyến khích

Cũng nhờ đẩy mạnh công tác trồng rừng, nên độ che phủ rừng của Hà Giang cũng không ngừng được nâng lên. Nếu như độ che phủ rừng của Hà Giang đạt 51,16% vào cuối năm 2009, thì đến cuối năm 2018, đã được nâng lên 56,5%. Hiện nay, 100% các thôn bản có rừng đã xây dựng xong các Quy ước và Hương ước bảo vệ rừng.

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, hiện nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Hà Giang hơn 567 nghìn ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng là hơn 59 nghìn ha; rừng phòng hộ là trên 231 nghìn ha; rừng sản xuất gần 277 nghìn ha. Tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ trồng rừng. Theo đó, mỗi ha rừng trồng sẽ được hỗ trợ ban đầu từ 3 đến 5 triệu đồng. Nhờ được hỗ trợ, người dân mở rộng diện tích trồng cây lâm nghiệp, chú trọng hơn trong thâm canh, sử dụng giống tốt, áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, qua đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ rừng.

Để thúc đẩy công tác phát triển rừng, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên mở rộng và phát triển hệ thống đường giao thông tại các vùng quy hoạch phát triển rừng và các cánh rừng. Đây là cơ sở để phục vụ nhu cầu đi lại, chăm sóc, bảo vệ, tu bổ và khai thác các sản phẩm từ rừng với khối lượng ngày càng lớn.

Ngoài ra, do diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng còn khá lớn, tỉnh Hà Giang thực hiện chủ trương khuyến khích hộ và nhóm hộ, các doanh nghiệp đầu tư phát triển trồng rừng theo mô hình nông-lâm kết hợp. Khuyến khích các cá nhân, tập thể phát triển và mở rộng mô hình kinh tế trang trại, nhất là trang trại trồng rừng cây nguyên liệu.

Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các tổ chức và các hộ là chủ rừng đã phát huy được tính đoàn kết, gắn bó giữa lực lượng kiểm lâm và người dân trên địa bàn. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ và phát triển rừng.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.