Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hà Giang: Hơn 66 nghìn học sinh được hỗ trợ gạo

Uyển Nhi - 08:05, 27/11/2023

Chương trình gạo dự trữ quốc gia (DTQG) hỗ trợ học sinh học kỳ I năm học 2023-2024 được triển khai theo Nghị định 116 của Chính phủ, được các cục dự trữ nhà nước khu vực xuất cấp, vận chuyển, bàn giao đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Theo đó, trong học kỳ I, năm học 2023-2024, tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận đủ hơn 3.916 tấn gạo DTQG từ 2 cục dự trữ nhà nước khu vực (Vĩnh Phú và Hà Bắc) để hỗ trợ cho 66.060 học sinh.

Hơn 66 nghìn học sinh được hỗ trợ gạo ở Hà Giang
Hơn 66 nghìn học sinh được hỗ trợ gạo ở Hà Giang

Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo quy định tại Nghị định số 116 nhằm tạo điều kiện cho con em các gia đình vùng đặc biệt khó khăn, nhiều em gia đình thuộc diện hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa được nuôi dưỡng. Qua đó đã tạo điều kiện để các trường làm tốt công tác huy động học sinh đến lớp, hạn chế đến mức thấp nhất số học sinh bỏ học; tạo chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cho biết: Trong học kỳ I, năm học 2023-2024, tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận đủ hơn 3.916 tấn gạo DTQG từ 2 cục dự trữ nhà nước khu vực (Vĩnh Phú và Hà Bắc) để hỗ trợ cho 66.060 học sinh. Các cơ sở giáo dục đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý hồ sơ, sổ sách, công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng gạo hỗ trợ học sinh. 

Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo quy định tại Nghị định số 116 nhằm tạo điều kiện cho con em các gia đình vùng đặc biệt khó khăn, nhiều em gia đình thuộc diện hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa được nuôi dưỡng.
Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo quy định tại Nghị định số 116 nhằm tạo điều kiện cho con em các gia đình vùng đặc biệt khó khăn, nhiều em gia đình thuộc diện hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa được nuôi dưỡng.

Công tác tiếp nhận gạo giữa nhà trường và đơn vị vận chuyển được thực hiện đúng quy định. Các cơ sở giáo dục đã chuẩn bị kho lưu giữ, bảo quản gạo theo đúng tiêu chí, yêu cầu của cơ quan chuyên môn. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, các trường xây dựng định mức gạo nấu ăn/bữa/ngày/học sinh và thực hiện thống nhất trong các ngày học sinh ăn của tháng.

Vừa qua, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã tiến hành khảo sát thực tế tại 2 điểm trưởng có học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ gạo DTQG là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Cán Tỷ và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở Cán Tỷ, huyện Quản Bạ.

Kết quả cho thấy, với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các huyện, huyện Quản Bạ, trong việc chỉ đạo thực hiện cấp gạo đảm bảo đúng, đủ chế độ tới từng đối tượng được thụ hưởng. Công tác tiếp nhận, bảo quản gạo được các trường thực hiện chu đáo, đúng yêu cầu. Chất lượng gạo khi sử dụng nấu ăn cho các em học sinh luôn được đảm bảo tiêu chuẩn.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.