Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang: Các nguồn vốn phi chính phủ nước ngoài triển khai đúng tiến độ

PV - 15:14, 31/08/2021

Trong 6 tháng đầu năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công tác xúc tiến, vận động, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) gặp nhiều khó khăn, các nguồn lực hỗ trợ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Tổ chức Room to read hỗ trợ xây dựng thư viện cho Trường Tiểu học xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)
Tổ chức Room to read hỗ trợ xây dựng thư viện cho Trường Tiểu học xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)

Đến nay, tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận và thực hiện 31 chương trình, dự án, khoản viện trợ PCPNN, trong đó tiếp nhận mới 16 chương trình, dự án với cam kết giá trị viện trợ năm 2021 là 2,8 triệu USD, trong 6 tháng đầu năm nay đã giải ngân 1,3 triệu USD. Tổ chức PLAN tại Việt Nam viện trợ lớn nhất, chiếm 64% tổng giá trị giải ngân, các tổ chức như GNI/Hàn Quốc, FFI, Action Aid, Trẻ em Rồng xanh (BDCF/Úc), GTV/Italia... có cam kết tài trợ dài hạn tại tỉnh.

Theo đánh giá, hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phát triển bền vững thông qua các chương trình xây dựng nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao nhận thức, tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua du lịch cộng đồng; hỗ trợ sản xuất tăng thu nhập cho người dân; hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn; phòng, chống biến đổi khí hậu, môi trường; y tế, giáo dục - đào tạo, cứu trợ khẩn cấp, nước sạch, chăm sóc, bảo trợ trẻ em, hỗ trợ phát triển, xây dựng các điểm trường, nhà lưu trú giáo viên và học sinh...

Các chương trình, dự án PCPNN đã bổ sung một nguồn vốn không hoàn lại quan trọng cho đầu tư phát triển KT-XH. Hoạt động của các tổ chức PCPNN được đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Các đơn vị, địa phương là đối tác phía tỉnh đã từng bước đáp ứng yêu cầu về quan hệ đối ngoại, chủ động tìm kiếm đối tác, nguồn viện trợ mới cũng như giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác truyền thống.

Trong số 39 tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh, có một số tổ chức triển khai hiệu quả nhiều chương trình, dự án lâu dài như: Tổ chức Plan International triển khai Chương trình cải thiện đời sống cho trẻ em nghèo tại tỉnh, giai đoạn 2020 - 2021, với tổng kinh phí cam kết trên 2,4 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm nay, tổ chức PLAN thực hiện 8 chương trình lớn với 58 hoạt động, dự án, kinh phí giải ngân trên 19,7 tỷ đồng, đạt 61% kế hoạch.

Tổ chức Good Neighbors International (GNI) Hàn Quốc đang triển khai tốt các hợp phần dự án gồm: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đưa trẻ có hoàn cảnh khó khăn vào diện bảo trợ; hỗ trợ các dịch vụ theo nhu cầu của trẻ; nâng cao kiến thức và kỹ năng cho trẻ em, người dân về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Xây mới hoặc nâng cấp các công trình giáo dục; hỗ trợ thành lập và vận hành các câu lạc bộ phát triển năng lực trẻ em; hỗ trợ phát triển văn hóa đọc tại nhà trường và cộng đồng; nâng cao năng lực cho giáo viên.

Hỗ trợ vận hành các Nhóm Sinh kế và Nhóm Phát triển kinh tế gia đình; thiết lập và vận hành các hợp tác xã. Hỗ trợ xây dựng và duy trì các chuỗi giá trị; thực hiện các mô hình dịch vụ phát triển kinh tế cho người dân với tổng kinh phí cam kết trên 820 nghìn USD.

Tổ chức Fauna & Flora International/Anh (FFI) đang triển khai hiệu quả dự án bảo tồn quần thể Voọc mũi hếch, với cam kết tài trợ giai đoạn 2020 - 2021 trên 483 nghìn USD. Tổ chức Action Aid International tại Việt Nam hỗ trợ tổ chức các sự kiện truyền thông tại các trường tiểu học; khởi động mô hình dệt lanh Cán Tỷ; tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về việc quản lý kinh tế hộ và cách thức phân bổ thời gian làm việc trong ngày; hỗ trợ các trang thiết bị cho cơ sở du lịch tại địa phương.

Hiện nay, Tổ chức đã hoàn thiện thủ tục phê duyệt và triển khai Chương trình giải quyết các vấn đề xã hội và xây dựng cầu bê tông cốt thép tại thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ). Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của trẻ em, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để thu hút các nguồn viện trợ PCPNN trong thời gian tới, tỉnh đã có các chủ trương, định hướng, chỉ đạo các ngành chức năng cụ thể hóa Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2019 - 2025. Tăng cường công tác quản lý, duy trì quan hệ với các tổ chức PCPNN, làm tốt công tác cung cấp thông tin, gặp gỡ, vận động và triển khai hiệu quả các chương trình, dự án theo mục tiêu đề ra; coi trọng công tác đào tạo, hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác PCPNN của tỉnh. Nâng cao nhận thức về bản chất của viện trợ PCPNN, phát huy tinh thần chủ động trong thu hút và sử dụng nguồn vốn phục vụ mục tiêu giảm nghèo và phát triển KT-XH./.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.