Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Mạnh Cường và CTV - 14:50, 16/11/2023

Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đọa 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hoá vật thể cũng như nhiều loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiếp tục được bảo tồn, trong đó có một số lễ hội của dân tộc Vân Kiều, Pa Kô được khôi phục với những hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn.

Người dân Pa Kô trong trang phục truyền thống và những điệu múa đặc trưng của Lễ hội Ariêu Ping.
Đồng bào Pa Kô trong trang phục truyền thống và những điệu múa đặc trưng của Lễ hội Ariêu Ping.

H­ướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Quảng Trị. Đây là huyện biên giới, tiếp giáp với nước bạn Lào và có 3 dân tộc Pa Kô, Vân Kiều, Kinh sinh sống. Đồng bào DTTS nơi đây được biết đến với nhiều loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc như cồng chiêng, dân ca cổ của đồng bào Pa Kô, Lễ hội Mừng làng mới…

Với cộng đồng các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, văn hóa cồng chiêng đã có từ rất lâu và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Khu dân cư bản Bù, xã Tân Lập có hơn 95 hộ với 435 nhân khẩu đều là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Năm 2023, người Vân Kiều đã tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của địa phương như tích cực lao động sản xuất để giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hóa… Nhờ vậy diện mạo nông thôn ở nơi đây đã dần khởi sắc, giao thông các vùng được kết nối thuận tiện cho việc phát triển kinh tế. Cùng với đó, đời sống vật chất và tinh thần của bà con Vân Kiều ngày một được cải thiện, số hộ nghèo trong bản giảm xuống còn 15,79%.

Thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của các DTTS, bản Bù đã thành lập và ra mắt Câu lạc bộ cồng, chiêng, gồm 20 thành viên. Văn hóa cồng chiêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của bà con DTTS ở Hướng Hóa. Vừa qua, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa cũng đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ cồng chiêng thị trấn với sự tham gia của 3 đội cồng chiêng trên địa bàn gồm: khóm Ka Tăng, Khe Đá và Ka Túp. Câu lạc bộ thu hút sự tham gia của những người già nhiều kinh nghiệm và các thanh niên trẻ với niềm đam mê bộ môn nghệ thuật này.

Đồng bào biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội AriêuPing miền Tây tỉnh Quảng Trị
Đồng bào biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội AriêuPing miền Tây tỉnh Quảng Trị

Sau khi thành lập, Câu lạc bộ có 32 thành viên, trong đó có những người già giàu kinh nghiệm và cả những thanh niên trẻ mới được tiếp cận với cồng chiêng. Song tựu chung nơi họ là tình yêu, khát vọng muốn giữ giữ, phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Là một trong những nghệ nhân giàu kinh nghiệm về văn hóa cồng chiêng, già làng bản Ka Tăng Hồ Thanh Bình năm nay đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn nhiệt tình tham gia các đợt biểu diễn cồng chiêng trong và ngoài huyện với mong muốn giữ gìn và trao truyền các nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng cho lớp trẻ.

Vào tháng 8 năm nay, huyện Hướng Hóa đã tổ chức các lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của đồng bào DTTS với khoảng 370 học viên tham dự. Những thành viên đều thuộc các câu lạc bộ văn nghệ truyền thống của các thôn, bản thuộc các xã: Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Lập, Lìa, Xy và Ba Tầng. Các lớp học không chỉ là nơi nâng cao nhận thức trong cộng đồng DTTS về việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng biểu diễn cồng chiêng cũng như những loại nhạc cụ, điệu múa truyền thống phục vụ biểu diễn cồng chiêng mà còn tạo môi trường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các câu lạc bộ văn nghệ truyền thống trong địa bàn huyện.

Thông qua các lớp học, chính quyền địa phương hy vọng từng bước khôi phục và hạn chế sự mai một của nghệ thuật trình diễn cồng chiêng trong cộng đồng đồng bào DTTS và góp phần bảo tồn, phát huy những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều.

Lễ ra mắt Câu lạc bộ Cồng, chiêng tại xã Tân Lập huyện Hướng Hóa.
Lễ ra mắt Câu lạc bộ Cồng, chiêng tại xã Tân Lập huyện Hướng Hóa.

Dựa trên những hoạt động có hiệu quả, huyện Hướng Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ phục dựng lại các lễ hội, thành lập các câu lạc bộ và các lớp dạy nghề truyền thống của người DTTS. Theo đó, đến năm 2025 mỗi địa phương sẽ được phục dựng ít nhất 1 lễ hội tiêu biểu của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều. Cùng với đó huyện sẽ thành lập tối thiểu 5 câu lạc bộ cồng chiêng và tổ chức các lớp dạy nghề như thổ cẩm, đan lát, làm men lá, chế tác nhạc cụ truyền thống; tổ chức lớp học ngôn ngữ dân tộc Pa Kô, Vân Kiều… Huyện cũng sẽ triển khai các mô hình du kịch cộng đồng để gắn kết các giá trị văn hóa với việc phát triển du lịch ở địa phương nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân.

Nhờ có Chương trình MTQG 1719, một số loại hình văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS như: Văn hóa cồng chiêng, dệt thổ cẩm, văn hóa cồng chiêng, các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ… đã được các nghệ nhân sưu tầm và lưu truyền. Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị các nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng cấp xã, thôn vùng đồngg bào DTTS và miền núi cũng được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa theo hướng chuẩn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, nâng cao đời sống tinh thần trong cộng đồng các dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.