Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giữ ấm cho trẻ khi mùa Đông về

Khuất Linh - 15:51, 02/12/2019

Những ngày này, chính quyền địa phương, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang chú trọng triển khai các biện pháp phòng chống rét, giữ ấm cho học sinh, giúp các em đảm bảo sức khỏe, yên tâm học tập tại trường. Tại xã vùng cao Lùng Phình, công tác này đã và đang được triển khai tích cực.

Các bữa ăn đảm bảo an toàn thực phẩm, luôn ấm nóng cho trẻ trong mùa Đông
Các bữa ăn đảm bảo an toàn thực phẩm, luôn ấm nóng cho trẻ trong mùa Đông

Ông Tẩn Seo Lừ, Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Phình chia sẻ: “Mùa Đông ở Lùng Phình khí hậu thường rất khắc nghiệt, có năm rét đậm, rét hại kéo dài, thậm chí có cả băng giá, sương tuyết, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của bà con Nhân dân, nhất là các cháu học sinh. Do vậy, ngay từ đầu mùa rét, một trong những vấn đề được xã quan tâm nhất chính là việc đảm bảo sức khỏe, giữ ấm cho học sinh, nhất là với các cháu mầm non và tiểu học...”

Đến Trường Mầm non Lùng Phình thăm các nhóm lớp, chúng tôi nhận thấy công tác phòng chống rét, giữ ấm cho trẻ đã được đơn vị thực hiện chu đáo. Theo quan sát, tại mỗi phòng học đều được bố trí 1 quạt sưởi đang hoạt động, các trẻ đều có dép đi trong lớp và được mặc ấm hơn mọi ngày.

Cô giáo Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, mặc dù hôm nay thời tiết rét lạnh hơn mọi hôm, song các bé vẫn đi học đầy đủ, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần trên 95%. Công tác phòng, chống rét luôn được nhà trường xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết khi mùa Đông tới, do vậy nhà trường đã triển khai “sớm” nhiều biện pháp nhằm giữ ấm, đảm bảo sức khỏe cho các bé.

Năm học này, Trường Mầm non Lùng Phình có 1 điểm trường chính và 2 phân hiệu, tổng số 125 trẻ ra lớp. Khó khăn nhất hiện nay vẫn là điểm trường Pả Chư Tỷ 2, bởi nơi đây vẫn chưa có điện. Để giữ ấm cho trẻ, các cô phải dùng than củi để đốt sưởi tại mỗi nhóm lớp, đồng thời tích cực vận động phụ huynh mặc quần áo ấm và chuẩn bị thêm quần áo ấm dự phòng cho các trẻ mỗi khi đến lớp; Kêu gọi các nhà hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ, san sẻ để các bé có một mùa Đông ấm áp hơn.

Còn tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Lùng Phình, nơi học tập của 198 em học sinh đồng bào Mông địa phương, trong đó có 114 em học sinh đang theo học bán trú, để phòng chống rét hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho các em yên tâm học tập, nhà trường đã chuẩn bị thêm chăn bông, đệm cho 7 phòng ở bán trú; đồng thời quan tâm thực hiện tốt việc nấu ăn bán trú đảm bảo thức ăn ấm nóng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thầy cô kêu gọi các nhà hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ, sẻ chia với những khó khăn của các em học sinh.

Thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi cho biết: “Tuần qua, nhà trường đã kêu gọi được đơn vị tài trợ từ Hà Nội và Nam Định đến tặng cho mỗi cháu học sinh 1 bộ quần áo ấm, do vậy các em rất phấn khởi”.

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự nỗ lực của các trường học, tin tưởng xã vùng cao Lùng Phình sẽ thực hiện tốt công tác phòng, chống rét cho các em học sinh trong mùa rét 2019, góp phần đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục các cấp học trong năm học 2019 - 2020 tại địa phương.

Mặc dù hôm nay thời tiết rét lạnh hơn mọi hôm, song các bé vẫn đi học đầy đủ, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần trên 95%. Công tác phòng, chống rét luôn được nhà trường xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết khi mùa Đông tới, do vậy nhà trường đã triển khai “sớm” nhiều biện pháp nhằm giữ ấm, đảm bảo sức khỏe cho các bé”.

Cô giáo Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lùng Phình


 


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.