Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gian nan đưa học sinh trở lại trường

H.Thùy - T.Ngọc - 11:27, 05/04/2023

Những năm qua, mặc dù ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ chân học sinh tại các địa phương vùng sâu, vùng xa ở lại trường học. Tuy nhiên tình trạng học sinh bỏ học vẫn diễn ra phổ biến, trong đó số đông là học sinh DTTS.

Việc duy trì sĩ số lớp học đang là bài toán khó với ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk.
Việc duy trì sĩ số lớp học đang là bài toán khó với ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk.

Những con số báo động

Theo số liệu thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đắk Lắk, trong 5 năm từ năm học 2018 - 2019 đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 9.000 học sinh bỏ học. Chỉ tính riêng học kỳ 1 của năm học 2022 - 2023, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tổng số 1.269 học sinh bỏ học.

Điển hình là trường hợp của em G.T.D. ở xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông. Đang học lớp 9, D. quyết định bỏ học để lấy chồng. Mặc dù các thầy cô nhiều lần đến nhà gặp gỡ phân tích cặn kẽ nhưng D. vẫn không thay đổi quan điểm.

Bố của D. là ông G.S.C cũng tỏ ra bất lực trước quyết định của con gái. Ông C. cho biết, gia đình không ép D. đi lấy chồng sớm và vẫn muốn con tiếp tục đi học. Nhưng theo phong tục, hai con đã ưng thuận, gia đình người ta đến hỏi cưới mà mình không đồng ý là không tốt nên gia đình đành thuận theo quyết định của con.

Tương tự, năm học 2021 - 2022 tỉnh Đắk Nông cũng có khoảng 629 học sinh bỏ học. Việc học sinh bỏ học xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một phần do đời sống kinh tế khó khăn, phụ huynh lo làm kinh tế không quan tâm nhiều đến việc học của con em; phần năng lực tiếp thu của học sinh hạn chế, học lực thấp dẫn đến chán nản; phần khác do các em yêu sớm và tiến tới hôn nhân; nhiều học sinh bỏ học để đi đến các thành phố lớn làm công nhân.

Loay hoay tìm giải pháp

Thời gian qua, ngành GD&ĐT hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học.

Thầy giáo Trường THCS huyện M’đrắk vận động học sinh quay trở lại trường.
Thầy giáo Trường THCS huyện M’đrắk vận động học sinh quay trở lại trường

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết: Những năm qua ngành GD&ĐT đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học như chỉ đạo các trường tập trung vận động trẻ trong độ tuổi đi học; phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền, đoàn thể vận động, hỗ trợ sách vở, quần áo, lương thực tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Tăng cường nắm bắt điều kiện học tập của từng học sinh. Khi có học sinh bỏ học thì nhanh chóng phối hợp với gia đình, địa phương vận động học sinh trở lại lớp...

Còn tại tỉnh Đắk Nông, để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị Sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền; theo dõi nắm bắt tinh thần các em học tập sa sút có nguy cơ bỏ học để kịp thời hỗ trợ; tăng cường các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn thị trường lao động, đánh giá năng lực bản thân lựa chọn nghề phù hợp.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh thực hiện các giải pháp liên quan hỗ trợ người dân tiếp cận các chương trình, chính sách giảm nghèo, tăng cường thanh tra, giám sát chấp hành các quy định pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, phố biến nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS về các chính sách, pháp luật liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em và lao động trẻ em.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông, việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả các lớp xóa mù chữ được xem là một giải pháp quan trọng, góp phần kéo giảm tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém bỏ học. Ngành Giáo dục sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng, địa phương thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh DTTS.

Các cơ sở giáo dục phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương tăng cường kiểm tra, duy trì sĩ số học sinh. Ngành tiếp tục huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh kiên cố hóa trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.