Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi: Mô hình điểm và đầu tư có trọng điểm- Giải pháp quan trọng trong giai đoạn mới (Bài 2)

Minh Thu - 18:29, 30/08/2021

Để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn lực giảm nghèo, giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình giảm nghèo bền vững cần tiếp tục đầu tư có trọng điểm; xây dựng tiêu chí khuyến khích cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng thoát nghèo bền vững bằng những mô hình giảm nghèo tiêu biểu, phù hợp…

Giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đặt ra mục tiêu yêu cầu cao hơn là giảm nghèo đa chiều nhưng thực chất và bền vững
Giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đặt ra mục tiêu yêu cầu cao hơn là giảm nghèo đa chiều nhưng thực chất và bền vững

Xây dựng mô hình điểm giảm nghèo phù hợp

Trong công tác giảm nghèo bền vững, việc xây dựng mô hình giảm nghèo tiêu biểu, phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Minh chứng như ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), thời gian qua, đã có 28 hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc Phù Lá thuộc thôn Bản Máy, xã Bản Máy được hỗ trợ bò, tiền giống cây bắp cải, cây cải xanh, phân bón. 

Cùng đó, 37 hộ dân thuộc cụm dân cư Hoa Si Pan, xã Bản Máy được hỗ trợ 500 triệu đồng để cải tạo khu vệ sinh, cấp giống cây su hào, bắp cải và phân bón để tham gia mô hình trồng rau dinh dưỡng.

“Nhờ chính sách giảm nghèo của Nhà nước, những hộ nghèo như chúng tôi có nhiều điều kiện để vươn lên thoát nghèo”, anh Sùng Phà Diu, thôn Bản Máy bộc bạch.

Theo ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh huy động được hơn 8.225 tỷ đồng để thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững. Ngoài nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thì nguồn kinh phí dành cho việc hỗ, xây dựng mô hình điểm phát triển kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 

Từ việc triển khai hiệu quả các chương trình giảm nghèo, đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang có sự chuyển biến tích cực. Hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm từ 43,65% (năm 2016) xuống còn 22,29% (năm 2020).

Tương tự, tại huyện Đồng Phú (Bình Phước), đầu năm 2020, toàn huyện có 267 hộ nghèo, trong đó có 63 hộ đồng bào DTTS; cận nghèo là 243 hộ, trong đó DTTS là 79 hộ. Ðến cuối năm 2020, từ các dự án giảm nghèo, huyện chỉ còn 105 hộ nghèo (giảm 164 hộ nghèo). Ðể công tác giảm nghèo thật sự hiệu quả, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng hỗ trợ mô hình tạo sinh kế hiệu quả.

Chị Thị Loan, ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú là một trong số những hộ DTTS nghèo được Nhà nước cấp đất ở, đất sản xuất. Chị được tham gia lớp tập huấn cạo mủ cao su. Hiện, chị tham gia HTX cạo mủ cao su tại địa phương, mỗi ngày thu nhập khoảng 250.000 đồng. 

Chị Loan chia sẻ: “Được Nhà nước hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, lại có công việc và thu nhập ổn định nên cuộc sống của gia đình tôi đã đỡ vất vả hơn. Con cái cũng được đến trường học, không phải chịu nhiều thiệt thòi như trước”.

Bằng những chủ trương đúng đắn, cách làm sáng tạo, công tác xóa đói, giảm nghèo trong đồng bào DTTS ở Ðồng Phú đã trở thành một trong những điểm sáng của tỉnh Bình Phước. Ðến nay, toàn huyện có 4.603 hộ đồng bào DTTS, trong đó chỉ có 9 hộ nghèo. Ðể có được kết quả này, ngoài việc chính quyền các cấp quan tâm đến công tác xóa nghèo, thì ý thức tự vươn lên của đồng bào là một trong những yếu tố quyết định giảm nghèo nhanh và bền vững…

Từ những dẫn chứng trên cho thấy, trong giai đoạn 2021 - 2025, việc phát huy và nhân rộng các mô hình giảm nghèo phù hợp với điều kiện thực tế (từ thổ nhưỡng, khí hậu, tiềm năng lợi thế của địa phương, tư duy sản xuất của nông dân...), sẽ là bài toán giảm nghèo hiệu quả.

Tiếp tục đầu tư trọng điểm

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, kết quả giảm nghèo tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng chưa thật sự bền vững. Nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%. Chuẩn thu nhập trong chuẩn nghèo hiện nay chỉ bằng 45% chuẩn mức sống tối thiểu hiện nay, chưa được điều chỉnh kịp thời.

Tạo sinh kế bằng những mô hình giảm nghèo phù hợp là điều kiện quan trọng để trực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025
Tạo sinh kế bằng những mô hình giảm nghèo phù hợp là điều kiện quan trọng để trực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Bên cạnh đó, một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với địa bàn nghèo, khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS chưa hiệu quả. Việc rà soát, tích hợp văn bản chính sách về giảm nghèo, cũng như việc chuyển đổi phương thức hỗ trợ người nghèo từ hỗ trợ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn triển khai chưa hiệu quả; các chính sách giảm nghèo đã được tích hợp bước đầu nhưng vẫn còn dàn trải, thiếu tính hệ thống.

Bởi vậy, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khẳng định, giai đoạn 2021 - 2025, đặt ra mục tiêu yêu cầu cao hơn là giảm nghèo đa chiều; nhưng thực chất và bền vững. Giảm nghèo bao trùm có nghĩa là phải xóa bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi thời điểm và mọi chiều thiếu hụt.

Các chính sách giảm nghèo phải khơi dậy được khát vọng và tạo ra động lực để cho những huyện nghèo mong muốn thoát nghèo.

Bà Nguyễn Thị Mai HoaĐại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

Để Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai đồng bộ, hiệu quả, theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Chương trình cần phải tiếp cận theo cách tư duy là chuyển những người nghèo, hộ nghèo từ đối tượng sang chủ thể và phải quan tâm, hỗ trợ kinh tế hộ, nhóm hộ, coi đây là đòn bẩy cho công tác giảm nghèo.

“Hiệu quả công tác giảm nghèo không thể chỉ dựa vào chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng mà điều quan trọng hơn, điều cốt lõi hơn đó chính là phải thiết kế được những chính sách mềm, phải dựa trên nhu cầu của người dân và phải tập trung thay đổi chủ thể là người dân”, bà Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh.

Cùng đó, có mức vốn phù hợp, đủ lớn để bố trí cho các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hoặc nhân rộng các mô hình có khả năng giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, thiếu đất sản xuất để giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận