Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Giải cứu” nông sản: Đâu là giải pháp tận gốc?

PV - 15:00, 11/04/2018

Vài năm gần đây, điệp khúc sản lượng tăng, khó khăn đầu ra, giá giảm khiến không ít loại nông sản Việt Nam phải trông chờ “giải cứu”. Những cuộc giải cứu nông sản liên tiếp được tổ chức, dẫu ấm lòng vì tinh thần “lá lành đùm lá rách” nhưng lại phản ảnh một bức tranh đầy bí bách của nền nông nghiệp nước nhà.

Được mùa-mất giá-giải cứu!

Những ngày cuối tháng 3/2018, dọc các con phố như: Đê La Thành, Công viên Cầu Giấy, Công viên Thống Nhất,… của TP. Hà Nội bỗng “mọc” lên nhiều điểm bán củ cải với tấm biển được trưng ra: “Bán hộ nông dân”. Tìm hiểu được biết, do người trồng củ cải ở xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) được mùa, nhưng không có doanh nghiệp thu mua nên hàng bị ế. Hàng trăm hộ trồng củ cải đứng trước nguy cơ “mất trắng”.

Nhiều điểm “giải cứu” củ cải xuất hiện khi người trồng củ cải xã Tráng Việt đứng trước nguy cơ mất trắng. Nhiều điểm “giải cứu” củ cải xuất hiện khi người trồng củ cải xã Tráng Việt đứng trước nguy cơ mất trắng.

 

Trước tình trạng đó, một nhóm thiện nguyện ở Hà Nội đã phát động một cuộc “giải cứu” củ cải cho nông dân xã Tráng Việt. Tình hình “nguy nan” đến mức các doanh nghiệp, các siêu thị cũng đứng ra “giải cứu”.

Vậy là từ các siêu thị lớn nhỏ như Lotte Mart, Big C, Coo.opmart, Vinmart,... đã đứng ra thu mua củ cải, bán hộ người nông dân. Chỉ trong vòng vài ngày, củ cải Tráng Việt những tưởng phải vứt bỏ thì đã “cháy hàng” tại các siêu thị ở Hà Nội vì tấm lòng thơm thảo của người tiêu dùng “thương người như thể thương thân”.

Củ cải không phải là nông sản đầu tiên được “giải cứu”. Còn nhớ, trước Tết Nguyên đán, khi thời tiết nắng ấm, sản lượng hoa ly tại một số tỉnh miền Bắc lại vượt quá nhu cầu thị trường dẫn tới việc giá hoa ly sụt giảm nhanh chóng, nhiều nhà vườn “chán không buồn thu hoạch”, mặc cho hoa ly nở rộ khắp vườn. Thế là lại có một công cuộc “giải cứu hoa ly” được huy động.

Trước kia cũng đã có hàng loạt các cuộc “giải cứu” trải dài từ Bắc vào Nam với các sản phẩm nông nghiệp từ chuối, dưa hấu, thịt lợn, cà chua, tỏi... Dường như, phong trào “giải cứu” nông sản đã và đang gắn liền với ngành Nông nghiệp Việt Nam.

Bao giờ hết “giải cứu”?

Vì sao những cuộc “giải cứu” nông sản cứ tiếp diễn, chưa hết mặt hàng này thì lại đến mặt hàng khác cần phải được “giải cứu”?

Phải khẳng định một điều chắc chắn rằng, người nông dân không mong muốn bất cứ một cuộc giải cứu nào. Một cuộc “giải cứu” nông sản nào cũng là một sự tổn thương; nhưng không thể không giải cứu khi mà nông sản làm ra cứ ùn ứ, luôn trong tình trạng “được mùa mất giá”.

“Trước trách mình, sau mới trách người”-câu nói này phải áp dụng vào người nông dân Việt Nam. Với một tư duy sản xuất tùy hứng, thấy cây nào có giá trị kinh tế cao thì đua nhau đi trồng mà không cần tính đầu ra của thị trường thì phong trào “giải cứu” nông sản sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Người nông dân sẽ phải thường xuyên đối diện với vòng luẩn quẩn “được mùa-mất giá-giải cứu”.

Ở đất nước ta vẫn có một nghịch lý, chúng ta thừa rau, thừa thịt nhưng chúng ta vẫn phải đi nhập khẩu. Ngay trong tháng 3/2018, nhiều mặt hàng rau quả chủ lực giá giảm sâu so với cùng kỳ. Như khoai tây chỉ còn 10.000-11.000 đồng/kg (loại 1), hành tây còn 3.000 đồng/kg (giảm 4 lần so với trước Tết); cà rốt còn 20.900 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg), hay bắp cải trắng giảm từ 11.500 còn 9.500 đồng/kg. Với su hào và củ cải tại một số địa phương ở miền Bắc giảm chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg.

Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 3/2018, Việt Nam đã chi khoảng 92 triệu USD để nhập khẩu rau quả; đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 3 tháng đầu năm lên 340 triệu USD, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2017. Vị chi, bình quân mỗi ngày Việt Nam nhập khoảng 3,7 triệu USD hàng rau quả, tương đương hơn 86 tỷ đồng.

Câu chuyện giải cứu nông sản, một tin vui là nó còn được đưa ra bàn thảo trong nghị trường Quốc hội. Nhiều biện pháp cũng đã được đưa ra trước nghị trường năm 2018, chúng ta sẽ có 8 nhà máy chế biến rau quả được khánh thành tại Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Gia Lai, Sơn La… nhằm chế biến được những sản phẩm chất lượng.

Bộ Công thương cũng khẳng định sẽ tái cơ cấu ngành chế biến nông sản trên cơ sở xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, không sản xuất manh mún, sẽ đưa ra khung chính sách để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sử dụng công nghệ cao. Hy vọng với những chính sách mà cơ quan Nhà nước đưa ra sẽ làm biến mất hai chữ “giải cứu” trong nông nghiệp.

KHÁNH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.