Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giá lúa mì trên thế giới đang ngày càng tăng cao

Nguyệt Anh (T/h) - 15:50, 15/03/2022

Những lo ngại về việc gián đoạn nguồn cung do xung đột giữa hai nước xuất khẩu lúa mỳ lớn của thế giới là Nga và Ukraine đã đẩy giá mặt hàng nông sản này tăng cao chưa từng thấy.

Lúa mì là loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến trên thế giới
Lúa mì là loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến trên thế giới

Giá lúa mì tăng đột biến

Giá lúa mìkỳ hạn giao sau trên Sàn giao dịch nông sản Chicago đã tăng kịch trần trong 6 phiên liên tiếp, tăng 7% lên 12,94 USD/giạ.

Tuần trước, lúa mì là mặt hàng nguyên liệu tăng giá mạnh nhất thế giới. Giá lúa mì tuần qua đã tăng đột biến, tới 41%, lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Đây là mức tăng lớn nhất trong 6 thập kỷ qua. Tính chung 2 tuần qua, giá lúa mì đã tăng hơn 60%.

Theo các nhà phân tích, xung đột giữa Nga và Ukraine đã cắt đứt một trong những nguồn cung cấp bánh mì hàng đầu thế giới, nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu. Bởi Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Còn Ukraine cũng chiếm 25% lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng ở khu vực biển Đen gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lúa mì, làm lệch cán cân cung - cầu lúa mì trên toàn thế giới trong năm nay. Ước tính có khoảng 10-12 triệu tấn lúa mì ở biển Đen sẽ không thể xuất khẩu trong thời gian tới do những căng thẳng trong khu vực.

Các nước nhập khẩu lúa mì lớn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế, bởi lúa mì là mặt hàng không dễ tăng sản lượng trong thời gian ngắn.

Mới đây, Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết chỉ số giá lương thực của FAO (FFPI) đã tăng lên mức kỷ lục, dẫn đầu là các sản phẩm từ sữa và dầu thực vật, giá ngũ cốc và thịt cũng tăng lên. Tháng 2 vừa qua, chỉ số FFPI là 140,7 điểm, tăng 3,9% so với tháng 1 và tăng 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

FAO cũng cảnh báo giá lương thực tăng cao đang khiến người dân nghèo gặp khó khăn hơn ở các nước phụ thuộc vào nhập khẩu.

Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng cơ hội giá lúa mì đang tăng cao kỷ lục trên toàn cầu.

Ấn Độ là quốc gia cung cấp lúa mì lớn duy nhất trên toàn cầu vào thời điểm này, nhờ vào nguồn dự trữ thặng dư lớn trong nước. Sự phục hồi của giá toàn cầu và sự sụt giảm kỷ lục của đồng rupee Ấn Độ so với đồng đô la cũng khiến các lô hàng lúa mì trở nên hấp dẫn đối với người Ấn Độ.

Thu hoạch lúa mì tại làng Jugyai, trung tâm bang Madhya Pradesh, Ấn Độ.
Thu hoạch lúa mì tại làng Jugyai, trung tâm bang Madhya Pradesh, Ấn Độ.

Các kho hàng của Ấn Độ đang ngập tràn lúa mì sau 5 vụ thu hoạch kỷ lục liên tiếp - phần lớn là do thời tiết thuận lợi, việc đưa các loại hạt giống năng suất cao vào trồng và hỗ trợ giá do nhà nước ấn định cho người trồng.

Thu hoạch lúa mì sẽ lại đạt mức đỉnh mới vào năm 2022, với dự kiến sản lượng 111,32 triệu tấn từ tháng tới, tăng so với mức 109,59 triệu của năm trước.

Các thùng chứa ngũ cốc đầy tràn buộc Tập đoàn Lương thực Ấn Độ - cơ quan dự trữ ngũ cốc do chính phủ hậu thuẫn - phải cất lúa mì trong các nhà kho tạm thời.

Dự trữ lúa mì tại các kho của chính phủ tổng cộng 28,27 triệu tấn so với mục tiêu chỉ cần 13,8 triệu tấn. Với một vụ thu hoạch bội thu khác bắt đầu từ tháng Tư, các kho thóc sẽ tràn đầy từ tháng Năm và tháng Sáu.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.