Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dịch bệnh và nạn đói - mối lo ở nhiều quốc gia

Nguyệt Anh (T/h) - 11:16, 20/08/2021

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục là 12% trong năm 2021. Giá lương thực tăng trong bối cảnh hàng triệu người bị mất việc làm vì dịch bệnh đang làm dấy lên “mối lo kép” ở nhiều quốc gia khi phải cùng lúc đối mặt dịch bệnh và nguy cơ đói kém.


Hàng người xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ vì dịch Covid-19 tại ngoại ô Petroria, Nam Phi
Hàng người xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ vì dịch Covid-19 tại ngoại ô Petroria, Nam Phi (Ảnh TL)

Theo báo cáo Triển vọng Lương thực được FAO công bố hai lần/năm, chi phí nhập khẩu lương thực của thế giới, bao gồm cả chi phí vận chuyển, dự kiến đạt mức kỷ lục 1.715 tỷ USD trong năm 2021, so với con số 1.530 tỷ USD trong năm 2020. Trước đó, FAO cho biết, giá lương thực toàn cầu đã đạt mức cao nhất trong gần một thập kỷ vào tháng 5/2021, tăng 40% so với cùng kỳ một năm trước đó. Tình hình này sẽ khiến vấn đề an ninh lương thực “nóng” tại nhiều quốc gia.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giá lương thực tăng mạnh là do lượng nhập khẩu lương thực cơ bản tăng mạnh vào năm 2020 khiến chi phí nhập khẩu toàn cầu tăng lên mức kỷ lục là 3%. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tăng nhập khẩu thực phẩm cũng khiến giá nông sản thế giới tăng cao. FAO dự báo rằng, nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong niên vụ 2021 - 2022 dự kiến sẽ tăng lên mức 24 triệu tấn, cao hơn mức dự báo 22 triệu tấn trước đó.

Việc giá lương thực tăng cao, trong khi số người mất việc làm gia tăng; chuỗi sản xuất, cung ứng lương thực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ thiếu đói tại nhiều quốc gia. Liên hợp quốc đã cảnh báo thế giới có 34 triệu người dân đang “bên bờ vực nạn đói” và tình trạng này sẽ gia tăng mạnh tại hơn 20 quốc gia.

Theo Giám đốc FAO ở Tây và Trung Phi- Chris Nikoi, giá cả tăng “theo cấp số nhân” đã làm gia tăng sự nghèo đói, đẩy hàng triệu người rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực và tuyệt vọng. So với mức trung bình của nhiều năm trước, các sản phẩm lương thực địa phương đã tăng gần 40%, và trong một số khu vực, giá đã tăng hơn 200%.

Mới đây, Liên hợp quốc đã kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, nhất là tại các “điểm nóng” của Tây Phi. Trước Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra từ ngày 11 đến 13/6 ở Anh, cộng đồng quốc tế cũng kêu gọi lãnh đạo các nước G7 thực hiện các cam kết viện trợ thêm hàng tỷ USD để giải quyết và ngăn ngừa nạn đói tại một số quốc gia thuộc diện “dễ bị tổn thương”.

Thực tế nêu trên đang cho thấy, sau đại dịch Covid-19, thế giới đang cùng lúc đối mặt một loạt các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác, trong đó có an ninh lương thực. Dịch bệnh và nạn đói đang trở thành “mối lo kép” xuất hiện cùng lúc tại nhiều quốc gia.

Để giải quyết căn bản vấn đề này, ngoài các biện pháp chữa cháy thông qua các khoản tài trợ khẩn cấp, cộng đồng quốc tế cần phối hợp để có biện pháp đồng bộ, lâu dài về chấm dứt xung đột vũ trang và phát triển nông nghiệp bền vững, nhất là tại các quốc gia châu Phi.

Thế giới có 23 điểm nóng về nạn đói

Báo cáo của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 30/7 cho thấy, người dân tại “23 điểm nóng về nạn đói” sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong 4 tháng tới.

Theo đó, 23 điểm nóng này bao gồm: Afghanistan, Angola, Trung Phi, Central Sahel, Chad, Colombia, Congo, Ethiopia, El Salvador, Honduras, Guatemala, Haiti, Kenya, Lebanon, Madagascar, Mozambique, Myanmar, Nigeria, Sierra Leone, Liberia, Somalia, South Sudan, Syria, Yemen

Dịch bệnh và nạn đói - mối lo ở nhiều quốc gia 1
Ảnh minh họa

FAO và WFP đã từng cảnh báo rằng, khoảng 41 triệu người có nguy cơ đứng trước bờ vực của nạn đói. Theo báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực, năm 2020 chứng kiến 155 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực tại 55 quốc gia. Con số này đã tăng thêm 20 triệu người so với năm 2019 và dự báo sẽ xấu hơn trong năm nay.

Báo cáo nhấn mạnh rằng, xung đột, khí hậu cực đoan và các cú sốc về kinh tế (trong đó liên quan nhiều đến đại dịch COVID-19) là những tác động chính dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực ở nhiều quốc gia. Trong khi đó, những hạn chế về tiếp cận nhân đạo cũng là một yếu tố khiến tình trạng trên trở nên trầm trọng.

Ethiopia và Madagascar là những điểm nóng mới nhất trên thế giới về nạn đói với mức cảnh báo cao nhất. Trong đó, Ethiopia phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về lương thực nghiêm trọng liên quan đến xung đột đang diễn ra ở vùng Tigray. Ước tính có khoảng hơn 400 nghìn người sẽ phải đối mặt với tình trạng thảm khốc vào tháng 9 tới - con số cao nhất ở một quốc gia kể từ nạn đói năm 2011 ở Somalia.

Trong khi đó, ở miền nam Madagascar, đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm kết hợp với giá lương thực tăng, bão cát và sâu bệnh ảnh hưởng đến các cây trồng chủ lực dự kiến sẽ đẩy 28.000 người vào tình trạng giống như nạn đói vào cuối năm nay.

Các cảnh báo mới nhất cũng được đưa ra cho Nam Sudan, Yemen và miền bắc Nigeria, những nơi vẫn nằm trong số các điểm nóng về mất an ninh lương thực nghiêm trọng được quan tâm nhất trên toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.