Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ làng Leng

Ngọc Thu - 09:00, 01/06/2023

Ngày 31/5, tại xã Tơ Tung (huyện Kbang, Gia Lai), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp UBND huyện Kbang, xã Tơ Tung đã ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng nữ làng Leng.

Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ làng Leng với 47 thành viên người Ba Na
CLB Cồng chiêng nữ làng Leng với 47 thành viên người Ba Na

CLB Cồng chiêng nữ làng Leng có 47 thành viên, đều là người Ba Na. Trong đó, thành viên lớn tuổi nhất là 56 tuổi và nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi. Đây là CLB điểm đầu tiên được thành lập và ra mắt phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân địa phương trong các ngày lễ, hội. Đồng thời giới thiệu đến công chúng, du khách thập phương những nét đẹp giá trị cốt lõi của Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên khi có dịp đến tham quan, trải nghiệm.

Các thành viên trong CLB Cồng chiêng nữ làng Leng trình diễn cồng chiêng rộn ràng
Các thành viên trong CLB Cồng chiêng nữ làng Leng trình diễn cồng chiêng rộn ràng

CLB Cồng chiêng nữ làng Leng trước đây Đội cồng chiêng nữ làng Leng. Đây cũng là đội cồng chiêng nữ đầu tiên được thành lập, đã mang lại cho văn hóa dân tộc những nét mới mẻ, phong phú. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Di sản không gian văn hóa cồng chiêng.

Đây cũng là hoạt động nhằm thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.