Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Phấn đấu đến năm học 2024 - 2025, tỷ lệ huy động trẻ em DTTS đi học đạt từ 86,96% trở lên

PV - 15:59, 25/01/2022

UBND tỉnh Gia Lai vừa có quyết định ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh phấn đấu huy động trẻ em DTTS trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt ít nhất 80,94%. (Ảnh chụp trước tháng 4/2021)
Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh phấn đấu huy động trẻ em DTTS trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt ít nhất 80,94%. (Ảnh chụp trước tháng 4/2021)

Theo đó, UBND tỉnh đề ra mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho giai đoạn 2021 - 2025 ở bậc học mầm non, tiểu học, THCS và THPT. Trong đó, phấn đấu đến năm học 2024 - 2025, tỷ lệ huy động trẻ em DTTS trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt ít nhất 86,96%, bậc tiểu học đạt 99,29%, THCS đạt 93,68%, THPT đạt 92,02%. Tỷ lệ trẻ em DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt ít nhất 99,85%; tỷ lệ học sinh DTTS tốt nghiệp THCS đạt ít nhất 99%; THPT đạt ít nhất 96,43%; tỷ lệ học sinh DTTS đậu đại học, cao đẳng đạt ít nhất 68,4%...

Ngoài ra, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương cùng các đơn vị có liên quan; đồng thời, đề ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch đạt kết quả.

Trong đó tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh DTTS; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, đặc biệt là phụ huynh, học sinh DTTS đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS, củng cố, sắp xếp mạng lưới, quy mô trường, lớp phù hợp; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy học, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh DTTS; xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng học tập của học sinh DTTS; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động đặc thù phù hợp với đối tượng học sinh DTTS…

Được biết, kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo đối với đồng bào DTTS.

Qua đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm các cấp ủy đảng, các ngành, chính quyền và các lực lượng xã hội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS; tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần, hạn chế học sinh nghỉ học, bỏ học; tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trách nhiệm công dân cho học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.