Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả giáo dục dân tộc nhìn từ mùa tuyển sinh năm 2021

Khánh Ngân - 17:12, 17/10/2021

Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2021 là một mùa “bội thu” đối với thí sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Cùng với sự nỗ lực của các thí sinh, mùa tuyển sinh năm nay cũng là minh chứng thuyết phục nhất cho chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS.

Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An
Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An

 Kết quả tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2021 là một năm “bội thu” của các thí sinh người DTTS. Những cái tên như Hồ Thị Sương dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hà Tĩnh); Xeo Văn Uỳnh người Khơ Mú (Nghệ An)... hay như lớp 12A1, Trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An có 34 em người DTTS, đỗ đại học 100% đã làm nức lòng biết bao người. Đây là minh chứng sống động cho những chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS.

Mô hình trường dân tộc nội trú như một cái nôi ươm mầm nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS, miền núi. Đồng thời là “bà đỡ” cho các em học sinh người đồng bào chắp cánh ước mơ trên con đường lập thân lập nghiệp. Từ dạy để xóa mù chữ, học để biết tiếng phổ thông… nay các trường dân tộc nội trú đã được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa theo từng giai đoạn. Việc dạy, học cũng được nâng lên ở một tầm cao mới. Các em học sinh DTTS học để lập thân lập nghiệp, quay trở về bản làng để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng xuôi và miền ngược được rút ngắn.

Chính sách về giáo dục vùng đồng bào DTTS đã được Đảng, Nhà nước triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Trong số đó, chính sách xây dựng mô hình trường Dân tộc nội trú các cấp đã được triển khai từ rất sớm. Có những trường được thành lập khi đất nước còn chưa giải phóng ví dụ như trường Phổ thông dân tộc nội trú vùng cao Việt Bắc (1957), Trường phổ thông dân tộc nội trú Thanh Hóa (1970)… Từ chỗ vừa đi học, vừa đi nương, đi rẫy, phụ huynh không đủ điều kiện về trình độ để kèm cặp các em học tập. Khi về ở các trường nội trú, các em có điều kiện toàn tâm, toàn ý học tập, lại được kèm cặp, đốc thúc học bài đúng thời khóa biểu. Lối sống, cách tư duy của các em được thay đổi theo chiều hướng tốt lên.

Danh sách học sinh lớp 12A1, Trường phổ thông dân tộc số 2 Nghệ An, có 100% học sinh đỗ Đại học
Danh sách học sinh lớp 12A1, Trường phổ thông dân tộc số 2 Nghệ An, có 100% học sinh đỗ Đại học

Theo thống kê năm 2019, cả nước hiện có 316 trường phổ thông dân tộc nội trú, ở 49 tỉnh, thành. Trong đó có 59 trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, 257 trường cấp huyện. Chất lượng các trường dân tộc nội trú không thua kém các mô hình trường phổ thông khác. Trong đó có những trường có tầm ảnh hưởng mang tính khu vực như trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc. Nhiều trường có chất lượng chuyên môn dạy học tốt như trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 tỉnh Nghệ An, mùa tuyển sinh năm nay có lớp đậu Đại học 100%, Trường Trung học cơ sở- phổ thông dân tộc nội trú Hà Tĩnh có lớp đỗ Đại học 75%… Những cái tên thí sinh DTTS đỗ Thủ khoa năm nay vào các trường Đại học tốp đầu cũng không còn hiếm, báo đài đưa tin liên tục. Đó là những tín hiệu rất vui, tạo nên khí thế thi đua, vươn lên cho các thế hệ học sinh vùng DTTS những năm tiếp theo. Tạo tiền đề, nền tảng cho một đội ngũ lao động, nhân lực chất lượng cao vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS.

Chính sách miễn, giảm học phí, trợ cấp tiền sinh hoạt phí đối với học sinh DTTS được ví như đôi cánh, giúp các em học sinh DTTS bay cao, tiếp cận được tri thức của nhân loại, học tập để lập thân lập nghiệp. Không phân tích, chúng ta cũng hiểu vai trò của chính sách này đối với việc học của con em đồng bào DTTS. Đặt câu hỏi ngược, nếu không được miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền sinh hoạt phí, liệu có bao nhiêu em học sinh DTTS phải thất học?

Ưu tiên điểm đầu vào đối với thí sinh DTTS khi xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng như một “đòn bẩy” kích thí sinh là con em đồng bào DTTS theo kịp dần với các thí sinh vùng xuôi. Tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh Đại học ban hành kèm theo thông tư số 09/2020/TT - BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 16/2021/TT- BGDĐT quy định, công dân Việt Nam là người đồng bào DTTS được ưu tiên 2 điểm khi tham gia xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Tong điều kiện dạy học ở vùng DTTS còn nhiều khó khăn hơn so với vùng miền xuôi, vùng thành thị. Ưu tiên điểm xét tuyển Đại học, Cao đẳng là một chính sách hợp lý, tạo sự công bằng cần thiết trong xét tuyển Đại học, Cao đẳng.

Bên cạnh đó, Nhà nước đầu tư ngân sách triển khai chương trình Kiên cố hóa trường học vùng miền núi, vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn là “liều thuốc trợ lực” cho vùng đồng bào DTTS, vùng miền núi thay da đổi thịt từng ngày. Trong đó cơ sở cho ngành Giáo dục, chất lượng dạy và học trong vùng đồng bào DTTS đã được cải thiện toàn diện.

Trong nhiều năm qua, những chính sách của Đảng,Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS thực sự như một luồn gió mới, một “đòn bẩy”thúc đẩy sự nghiệp giáo dục vùng DTTS phát triển lên một tầm cao mới, đám ứngnhu cầu nhân lực ngày càng cao vùng miền núi, vùng DTTS. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.