Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Gia Lai: Nhiều khó khăn trong phòng chống tảo hôn

PV - 17:49, 26/06/2018

Theo ông Kpă Đô, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, hiện nay toàn tỉnh có gần 1.400 cặp nam, nữ tảo hôn, trong đó 97% là người DTTS và đều nằm trong danh sách hộ nghèo của địa phương. Hiện nay, địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống tảo hôn, trong đó có việc triển khai công tác tuyên truyền vận động.

Tình trạng tảo hôn còn khá phổ biến ở Gia Lai. Tình trạng tảo hôn còn khá phổ biến ở Gia Lai.

 

Huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai hiện có trên 10.000 hộ dân, trong đó, số hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 50%. Tình trạng tảo hôn trong vùng DTTS còn phổ biến. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là, người dân vẫn bị ảnh hưởng nặng nề từ những quan niệm tư tưởng lạc hậu như chế độ mẫu hệ, tục nối dây, nội hôn tộc người... Do vậy, những chính sách tuyên truyền, vận động của địa phương triển khai chưa đạt được hiệu quả. Một phần do các địa phương không có nguồn kinh phí triển khai cho công tác này; bên cạnh đó, xảy ra tình trạng tảo hôn còn do thiếu sự quan tâm từ gia đình và các đoàn thể xã hội.

Chị A Lê H’Bát, cộng tác viên dân số xã Đất Bằng, huyện Krông Pa chia sẻ: Để người dân hiểu tảo hôn là trái pháp luật và gây nhiều hệ lụy cho chính bản thân, gia đình, xã hội là cả một vấn đề nan giải. Mặc dù là người địa phương nhưng khi đi vận động, tuyên truyền, chị thường bị bà con xa lánh, đuổi ra khỏi nhà.

Già làng Ksor Bring, thôn Chơ Bạng, xã Chư Gu cho hay: ông thường xuyên tổ chức họp thôn, tuyên truyền vận động bà con chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong đó đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền thanh niên trong làng không lấy nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn. Mặc dù vậy, khi các cặp nam nữ lấy nhau, họ đến báo cáo là thương nhau muốn về ở chung, già làng cũng không nỡ... cấm đoán.

Việc kết hôn sớm xuất phát từ suy nghĩ, thói quen, chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán nên nhiều trường hợp cho rằng, việc lấy vợ, lấy chồng chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên và sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm. Đây là thực trạng khiến các tổ chức đoàn thể, cơ quan liên quan khó tiếp cận để tuyên truyền.

Tuy nhiên, dù khó khăn đến mấy nhưng nếu chính quyền, cán bộ kiên trì, sát sao với công việc; già làng, trưởng bản, Người có uy tín hiểu thông cùng phối vận động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, giải pháp thì tình trạng tảo hôn chắc chắn cũng được cải thiện nhất định. Hy vọng rằng, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ được “tiếp lửa” để thực hiện tốt hơn.

Thiên Đức