Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Năng suất cà phê giảm, giá nhân công cao

Như Lan - 14:24, 13/11/2020

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có trên 97.000 ha cà phê, trong đó, diện tích trong giai đoạn kinh doanh khoảng 83.148 ha, còn lại đang kiến thiết cơ bản và tái canh.

Do thời tiết gặp nhiều bất lợi, năng suất cà phê ở Gia Lai nay giảm khá mạnh so niên vụ trước. Ảnh: TL
Do thời tiết gặp nhiều bất lợi, năng suất cà phê ở Gia Lai nay giảm khá mạnh so niên vụ trước. Ảnh: TL

Diện tích cà phê tập trung chủ yếu ở các huyện: Ia Grai, Chư Prông, Chư Păh, Đak Đoa, Chư Sê, Mang Yang. Dù mới thu hoạch được khoảng 40%, nhưng phần lớn người dân đều cho rằng, năng suất cà phê năm nay giảm khá mạnh so niên vụ trước.

Thời tiết năm nay rất thất thường, mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp đã gây khó khăn trong việc chăm sóc, bón phân dẫn đến cây ra hoa đậu quả ít.

Không chỉ cà phê của người dân mất mùa mà cả với các công ty thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Ông Vũ Văn Đại, Giám đốc Công ty Cà phê Ia Sao 2-cho biết: “Công ty có 464 ha khoán cho người dân, hiện đã thu hoạch được khoảng 40% diện tích.

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố thời tiết như mùa mưa đến muộn, mưa ít, ảnh hưởng của bão số 9… khiến năng suất cà phê giảm mạnh so niên vụ trước.

Bên cạnh đó, nhiều diện tích cà phê của Công ty đã già cỗi, xuống cấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Dự kiến, vụ cà phê 2020 - 2021, tổng sản lượng của Công ty chỉ đạt khoảng 6.000 tấn tươi, giảm 20% so vụ trước”.

Ngoài ra, tình trạng khan hiếm nhân công thu hoạch cũng nan giải. Những năm trước, đến mùa thu hái cà phê, hàng ngàn lao động từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi... đổ về Gia Lai.

Song, vài năm trở lại đây, các khu công nghiệp mở ra đã thu hút nguồn lao động tại chỗ, cộng với việc người dân Gia Lai đi các tỉnh làm việc khiến các chủ vườn “đỏ mắt” tìm nhân công hái cà phê. Năng suất cà phê giảm, giá nhân công tăng trong khi giá bán giữ nguyên khiến người trồng không có lời, thậm chí là lỗ.

Ông Lưu Trung Nghĩ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Năng suất cà phê năm nay giảm, nguyên nhân do nắng hạn kéo dài dẫn đến vườn cây bị suy kiệt, kém phát triển. Cùng với đó, giá cà phê những năm qua khá bấp bênh, người dân gặp khó nên đầu tư chăm sóc vườn cũng giảm, dẫn đến năng suất thấp. Những năm tới, bên cạnh giữ ổn định diện tích, tỉnh sẽ tái canh cà phê, sử dụng các giống năng suất, chất lượng cao, đầu tư thâm canh tăng năng suất.

Đặc biệt, ngành Nông nghiệp sẽ cùng chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Tưới tiết kiệm nước, xây dựng chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ, chế biến sâu sản phẩm cà phê...

Định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ, VietGAP để cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, xây dựng chỉ dẫn địa lý cà phê Gia Lai để xuất khẩu sang châu Âu”.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.