Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai: Giám sát kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Ngọc Thu - 14:39, 01/12/2022

Đoàn giám sát do Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Trường Trung Tuyến làm Trưởng đoàn vừa làm việc với huyện Chư Păh về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Chư Păh
Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Chư Păh

Huyện Chư Păh có 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 được triển khai với tổng vốn trên 49,6 tỷ đồng như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS; phát triển giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch…

Sau thời gian triển khai, các xã, thị trấn đã đăng ký, xây dựng kế hoạch, ban hành nghị quyết giao vốn để thực hiện Chương trình. Nguồn lực thực hiện Chương trình được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉnh và huyện cũng chủ động bố trí ngân sách theo yêu cầu thực tế, bảo đảm nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn theo quy định.

Tuy nhiên, trong việc triển khai các dự án, huyện Chư Păh còn gặp khó khăn như: Dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; đầu tư phát triển nhóm DTTS … Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và việc đóng góp của người dân, cộng đồng để thực hiện các dự án, tiểu dự án tại địa bàn vùng đồng bào DTTS còn nhiều hạn chế. Vì vậy, lãnh đạo UBND huyện Chư Păh đề nghị tỉnh, Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể từng dự án, tiểu dự án; lồng ghép, bố trí đủ vốn và từng bước tăng chi ngân sách hợp lý cho Chương trình, chính sách liên quan.

Trước đó, Đoàn giám sát do Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Huỳnh Kim Đồng làm Trưởng đoàn cũng đã làm việc với huyện Krông Pa về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022.

Huyện Krông Pa hiện có 10 dự án thuộc Chương trình MTQG được triển khai với tổng số vốn trên 49,2 tỷ đồng. Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND huyện Krông Pa đề nghị tỉnh, Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể từng dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần Chương trình MTQG để cấp huyện, cấp xã có cơ sở, căn cứ tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả.

Phát biểu kết luận tại các buổi giám sát, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đề nghị các phòng, ban huyện Chư Păh và Krông Pa cần triển khai công tác tuyên truyền và chương trình hành động thực hiện Chương trình MTQG theo Chương trình 29 của Tỉnh ủy; UBND các xã bổ sung quyết định thành lập Ban Quản lý và quy chế hoạt động trong thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025; kế hoạch giám sát đánh giá Chương trình MTQG đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, đề nghị các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện các dự án còn lại, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo ngay về huyện và Ban Dân tộc tỉnh để chủ động xin ý kiến của bộ, ngành Trung ương xử lý.

Đối với huyện Krông Pa, trên cơ sở nguồn vốn đã giao, huyện và các xã phải tổ chức triển khai để giải ngân nguồn vốn. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ dự án, bảo đảm quyền lợi của người dân trong thụ hưởng các dự án.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.