Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Gần 500 câu lạc bộ, đội cồng chiêng, đội văn nghệ dân gian có sử dụng cồng chiêng

Ngọc Thu - 16:01, 01/03/2025

Nhằm thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2023 - 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai vừa có kết quả điều tra tại 14/17 địa phương trên địa bàn. Kết quả, tỉnh Gia Lai hiện có 494 câu lạc bộ, đội cồng chiêng, đội văn nghệ dân gian có sử dụng cồng chiêng (gọi tắt là đội) với trên 16.200 thành viên.

Các câu lạc bộ, đội cồng chiêng thường xuyên sử dụng cồng chiêng trong các lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Các câu lạc bộ, đội cồng chiêng thường xuyên sử dụng cồng chiêng trong các lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Trong đó, có 1 đội chiêng Mường, 3 đội chiêng trong trường học, 212 đội Ba Na, 152 đội Gia Rai. Có 24 đội cồng chiêng nữ, 33 đội cồng chiêng thanh thiếu nhi trong tổng số đội.

Theo kết quả điều tra, có 351/494 đội hoạt động thường xuyên, chiếm 71,05%; 143/494 đội hoạt động không thường xuyên (hoạt động từ 3 tháng trở lên/lần), chiếm 28,95%.

Phần lớn các đội có trang phục truyền thống và bộ cồng chiêng phục vụ tập luyện, biểu diễn. Có 30 đội không có cồng chiêng hoặc có nhưng đã bị hỏng không sử dụng được. Các đội phải mượn cồng chiêng của cá nhân hoặc các đội chiêng khác trong làng để tập luyện, trình diễn. Ngoài ra, một số đội được trang bị nhạc cụ dân tộc khác (đàn goong, đàn t’rưng…), âm thanh (loa, mic, âm ly…).

Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2025 được UBND tỉnh phê duyệt năm 2023 với mục tiêu chung là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, xu thế hội nhập quốc tế và gắn với phát triển du lịch địa phương; quảng bá rộng rãi về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai đến bạn bè trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục
Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi đến gần cuối chặng. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, qua thực tiễn triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, cần sớm được tháo gỡ để đạt hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề, sức bật để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình trong những năm tiếp theo.