Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai lưu giữ hơn 4.500 bộ cồng chiêng Ba Na và Gia Rai

Ngọc Thu - 18:54, 10/12/2024

Ngày 10/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã thông báo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.

 Tỉnh Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ
Tỉnh Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ

Đây là kết quả kiểm kê cồng chiêng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành trong năm 2020 - 2021 và một số địa phương cập nhật số liệu trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Kết quả có 785/1.576 thôn, làng, tổ dân phố thuộc 201/220 xã, phường, thị trấn và Bảo tàng tỉnh có cồng chiêng; 16 xã, phường không có cồng chiêng; 2 xã không thực hiện kiểm kê cồng chiêng là Ia Tiêm và Kông Htok (huyện Chư Sê).

Huyện Ia Grai là địa phương lưu giữ được nhiều cồng chiêng nhất tỉnh với 748 bộ
Huyện Ia Grai là địa phương lưu giữ được nhiều cồng chiêng nhất tỉnh với 748 bộ

Trong tổng số 4.576 bộ cồng chiêng còn lưu giữ, dân tộc Gia Rai còn 2.827 bộ, Ba Na còn 1.695 bộ, các nguồn khác 54 bộ. Huyện Ia Grai là địa phương lưu giữ được nhiều cồng chiêng nhất tỉnh Gia Lai với 748 bộ và 29 chiếc chiêng lẻ; tiếp đến là huyện Kbang còn 692 bộ và Kông Chro còn 535 bộ.

Huyện Kbang còn lưu giữ hơn 690 bộ cồng chiêng của dân tộc Ba Na
Huyện Kbang còn lưu giữ hơn 690 bộ cồng chiêng của dân tộc Ba Na

Đợt kiểm kê cồng chiêng nhằm kiểm đếm số lượng và đánh giá tổng quan về môi trường thực hành của cồng chiêng trong cộng đồng. Từ những thông tin, số liệu này, ngành Văn hóa sẽ có những đề xuất liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn. 

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.