Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Diện tích cây ăn quả tăng 16.110 ha so với năm 2019

LÊ NAM - 16:50, 15/11/2023

Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 đã góp phần tăng diện tích, năng suất các loại rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.

Người dân trên địa bàn huyện Đak Pơ thu hoạch rau xanh. Đây là cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho người dân
Người dân trên địa bàn huyện Đak Pơ thu hoạch rau xanh. Đây là cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho người dân

Cụ thể, đến nay, diện tích rau các loại khoảng 34.762 ha (tăng 5.142 ha so với năm 2019), năng suất ước đạt 153,6 tạ/ha (tăng 10,6 tạ/ha so với năm 2019), sản lượng rau các loại năm 2023 ước đạt 534.016 tấn (tăng 110.502 tấn so với năm 2019); diện tích hoa các loại khoảng 293 ha (tăng hơn 87 ha so với năm 2019), với các giống hoa phổ biến như: phong lan, cúc, ly, hồng, lay ơn, huệ, đồng tiền…; diện tích cây cảnh khoảng 82,5 ha (tăng khoảng 6,5 ha so với năm 2019), với các loại như: mai rừng, lộc vừng, vạn tuế, thiên tuế, sung, sanh, si, sộp, bồ đề, kim phát tài, cau sâm banh, cau bụng, dừa Hawai, cọ Nam Mỹ, khế Nhật, hoàng lan...

Đối với diện tích cây ăn quả hiện chiếm khoảng 32.045 ha (tăng gần 16.110 ha so với năm 2019), sản lượng ước đạt khoảng 559.544 tấn (tăng khoảng 426.615 tấn so với năm 2019), với một số cây ăn quả chính có giá trị hàng hóa lớn như: chuối, sầu riêng, chanh dây…

Người dân xã Ia Ka, huyện Chư Păh thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Lê Nam
Người dân xã Ia Ka, huyện Chư Păh thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 263 ha đất canh tác, sản xuất rau, củ, quả an toàn, ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, được cấp mã vạch, tem để truy xuất nguồn gốc sản phẩm; diện tích cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP có hơn 21.322 ha. 

Trên địa bàn tỉnh đã được cấp 193 mã số vùng trồng, với tổng diện tích 9.005,2 ha rau, quả phục vụ xuất khẩu và 32 mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu, với tổng công suất đóng gói 1.245-1.395 tấn quả tươi/ngày; có 4 sản phẩm rau, quả được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận: “Rau An Khê-Gia Lai”, “Rau Đak Pơ-Gia Lai”, “Chôm chôm Ia Grai-Gia Lai”, “Chanh dây Gia Lai”...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.