Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hướng dẫn phòng trừ bệnh ruồi đục quả

Như Ý - 12:00, 21/06/2023

Hiện nay, ruồi đục quả đang gây hại mạnh trên cây ăn quả như: Mít, xoài, bưởi, na, ổi, doi, dưa đường… và các cây rau như: Bầu bí, mướp, mướp đắng, dưa leo… Chúng xuất hiện và gây hại làm giảm chất lượng quả, gây thối hỏng trên vườn, giảm năng suất, giá trị quả. Nhằm giảm tránh thiệt hại, bà con có thể tham khảo một số cách phòng trừ bệnh ruồi đục quả sau đây.

Ruồi vàng đục quả trên cây bưởi
Ruồi vàng đục quả trên cây bưởi

Biện pháp canh tác

Vệ sinh vườn cây, thu gom tiêu hủy toàn bộ trái cây bị thối rụng. Bằng cách đào hố, rắc vôi bột xung quanh thành hố, thu gom toàn bộ trái bị thối, rụng cho vào hố; rắc phủ một lớp vôi bột rồi lấp hố nhằm tiêu diệt trứng, sâu non và mầm bệnh không để lây lan sang các vụ sau. Phương pháp này phải được thực hiện thường xuyên.

Tỉa thưa vườn cây ở mật độ hợp lý và tỉa cành tạo tán thông thoáng cho cây nhằm hạn chế nơi trú ngụ của các loài bướm và ruồi trưởng thành (hiện nay hầu hết các vườn mít đều trồng xen, mật độ cây trong vườn quá cao, nhiều chủng loại cây là môi trường thuận lợi cho ruồi đục trái phát triển, gây hại).

Bón đầy đủ, cân đối lượng phân theo quy trình hướng dẫn giúp cho cây khỏe, sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu với sâu bệnh hại.

Bao quả bằng túi chuyên dùng cho cây ăn quả (lưu ý túi bao phải thoát được hơi nước tránh làm thối trái) và thu hoạch quả chín sớm hơn bình thường, không để quả chín quá lâu trên cây sẽ hấp dẫn ruồi đến ký sinh.

(Tổng hợp) Hướng dẫn phòng trừ bệnh ruồi đục quả 1

Biện pháp cơ học

Đối với một số loại cây ăn quả phải sử dụng bao quả. Bao quả có tác dụng hạn chế ruồi rất tốt. Không trồng xen các loại cây ăn quả khác trong vườn. Loại bỏ các cây là ký chủ của ruồi. Thu hoạch kịp thời, đúng độ chín, không để quả chín lâu trên cây hấp dẫn ruồi gây hại.

Vệ sinh đồng ruộng, vườn trồng, thường xuyên thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ quả rụng trên mặt đất và quả còn đeo trên cây bị ruồi đục quả gây hại vì là nơi ruồi lưu tồn.

(Tổng hợp) Hướng dẫn phòng trừ bệnh ruồi đục quả 2

Biện pháp hóa học

Khi quả già chưa chín, phun trừ ruồi và dòi bằng các thuốc có hoạt chất Cyromazine…

Phun mồi Protein thủy phân (SOFRI Protein thủy phân): Do ruồi cái thích ăn Protein để phát triển trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi Protein để diệt ruồi. Pha 4-5cc Karate 2.5EC với 55cc mồi protein trong 1 lít nước. Phun 200cc hỗn hợp này cho 1 cây, phun theo từng điểm (tránh phun trùm lên cả tán cây), để dẫn dụ và diệt ruồi. Đây là phương pháp hiệu quả và có thể áp dụng đồng loạt cả khu vực. Không phun toàn ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách luống, không phun trực tiếp lên quả. Biện pháp này cần được thực hiện trên diện rộng và thường xuyên.

Khi quả đã già chưa chín, có thể phun các thuốc trừ sâu có hoạt chất Cyromazine (thuốc gốc Cúc tổng hợp) ở thời điểm ruồi vừa đẻ trứng hay trứng vừa nở.

Dùng Pheromone bẫy ruồi đực và phun thuốc có hoạt chất Cyromazine khi ruồi mới đẻ trứng hay giòi mới nở.

Sử dụng bẫy màu vàng sẽ hấp dẫn ruồi. Sử dụng bẫy ViZubon - D dẫn dụ ruồi đực (đặt 5 - 10 mét/bẫy).

Dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol, bắt chước kích thích tố sinh dục của ruồi cái để dẫn dụ ruồi đực. Trong thuốc có pha thêm thuốc trừ sâu Naled nên sẽ diệt ruồi đực. Ruồi cái còn lại sẽ đẻ ra trứng không có đực thụ tinh nên trứng không nở được.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biện pháp đặt bẫy, phun bả diệt ruồi đục quả

Thường xuyên thu gom tiêu hủy các quả bị rụng có dòi hại. Nếu có điều kiện thì bao quả lại sau khi quả đậu 3 - 4 ngày.

Sử dụng bẫy dẫn dụ như: Vizubon-D, Sofri Protein 100DD để dẫn dụ ruồi trưởng thành. Phải treo bẫy nơi đầu gió, chỗ mát, cách mặt đất khoảng 1 - 2 mét. Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh. Sử dụng Sofri Protein 100DD phun lên cây.

Cách phun: Đối với các cây ăn quả phun mỗi cây khoảng 20 - 50 ml (tùy theo cây to hay nhỏ) thành các đốm nhỏ dưới tán cây.

Đối với các loại rau, màu, các loại rau ăn trái có thể phun cách luống hoặc phun bỏ cách đoạn trên luống. Thời gian phun tốt nhất là từ 8 - 10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp dẫn và diệt ruồi.

Phun mỗi tuần 1 lần cho tới khi thu hoạch, không nên phun trực tiếp lên quả.

Chế phẩm cho các loại rau quả: Đối với mướp, mướp đắng, bầu bí nên phun ngay sau khi hoa thụ phấn; với thanh long, ổi, doi, na, dưa đường... phun 20 ngày sau đậu quả; với nhãn, xoài, cam quýt, bưởi phun 2 tháng sau khi đậu quả. Sử dụng 0,5 lít/ha, định kỳ 7 ngày/lần.

(Tổng hợp) Hướng dẫn phòng trừ bệnh ruồi đục quả 4

Lưu ý

Để đạt hiệu quả cao, hạn chế tác hại của ruồi nên vận động các chủ vườn cây ăn quả trong khu vực cùng đặt bẫy hoặc phun đồng loạt và trên diện rộng.

Việc đặt bẫy, phun bả phòng trừ ruồi đục quả chỉ cho hiệu quả cao khi nhiều hộ nông dân cùng thực hiện, khuyến cáo bà con nông dân trồng mít, bưởi, ổi, mận, xoài, măng cụt nêu cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, tích cực hưởng ứng, đồng loạt đặt bẫy diệt ruồi đục quả, đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng trừ ruồi đục quả.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.