Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai đào tạo nghề cho gần 5.000 học viên DTTS

Ngọc Thu - 16:10, 10/12/2023

Thực hiện Tiểu dự án 3, thuộc Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Gia Lai đã mở 179 lớp học đào tạo nghề cho gần 5.000 học viên là đồng bào DTTS trên địa bàn.

Một lớp đào tạo nghề may cho lao động DTTS tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Kbang
Một lớp đào tạo nghề may cho lao động DTTS tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Kbang

Theo đó, trong năm 2023, tỉnh Gia Lai đã thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề, tổ chức mở 179 lớp học (116 lớp nông nghiệp, 63 lớp phi nông nghiệp) cho gần 5.000 học viên là người DTTS. Đồng thời, hỗ trợ 1 người lao động DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, tổ chức 6 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở các cấp.

Theo thống kê từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh hiện có 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Năm 2023, các cơ quan, đơn vị tuyển sinh và đào tạo nghề cho 15.297 người, đạt 122,4% kế hoạch, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 38,42% năm 2022 lên 40%.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với lao động nông thôn học nghề nên số lượng lao động người DTTS tham gia học nghề ngày càng đông chiếm hơn 90%. Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất; xây dựng những mô hình sản xuất hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập cao. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh. 

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.