Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Ngọc Thu - 19:12, 19/11/2024

Trong 2 ngày (19 và 20/11), tại huyện Ia Grai (Gia Lai), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Lớp “Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể” và “Mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng”.

Quang cảnh lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể tại huyện Ia Grai
Quang cảnh Lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể tại huyện Ia Grai

Tham gia Lớp tập huấn có gần 30 học viên là nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú trên địa bàn huyện Ia Grai. 

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết: Các học viên được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn “Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa người Xơ Đăng và người Gia Rai” trong hành trình du lịch di sản Kon Tum - Gia Lai. Mô hình sẽ trang bị cho các học viên nhiều kỹ năng nhằm tự phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng nơi họ cư trú như: nhận diện, phân tích, lựa chọn để tự giới thiệu các di sản văn hoá mà chính họ là chủ thể. Trong đó, nổi bật nhất là kỹ thuật photovoice - cộng đồng tự kể các câu chuyện văn hóa của chính mình.

Các nghệ nhân huyện Ia Grai được bồi dưỡng và trao đổi những kiến thức Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa của người Gia Rai
Các nghệ nhân huyện Ia Grai được bồi dưỡng và trao đổi những kiến thức Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa của người Gia Rai

Điểm mới mà Lớp tập huấn sẽ mang lại cho cộng đồng trong hoạt động tự bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa do chính họ là chủ thể sáng tạo và sở hữu, đó là các nghệ nhân và những người am hiểu về di sản của cộng đồng sẽ được động viên trong việc thực hành và trao truyền di sản cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ sẽ được trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật tự quay phim, ghi hình, ghi âm thực trạng thực hành di sản ở cộng đồng. Từ đó, sáng tạo ra các nguồn lực mới cho cộng đồng phát triển bền vững.

Tại Lớp tập huấn, các học viên được nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể; cách thức, phương pháp xây dựng và thực hiện mô hình di sản kết nối. Qua đó góp phần trao truyền bền vững để bảo tồn và phát huy giá trị di sản đang nắm giữ.

Sau khi kết thúc Lớp tập huấn, các học viên được truyền dạy, trải nghiệm thực tế tại cộng đồng (trong 10 ngày) để ứng dụng những kiến thức học được tại lớp học. Đây là một trong những hoạt động nhằm triển khai Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.