Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Bảo đảm cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán

Ngọc Thu - 21:03, 07/12/2022

Sở Công Thương Gia Lai vừa có Kế hoạch bảo đảm cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Trong đó, dự báo tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 12/2022 và tháng 1/2023 ước đạt 20.800 tỷ đồng.

Các siêu thi,̣ doanh nghiệp̣ kinh doanh thương mại tăng cường tổ chức các chương trình khuyến mãi, phối hợp tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn
Các siêu thi,̣ doanh nghiệp̣ kinh doanh thương mại tăng cường tổ chức các chương trình khuyến mãi, phối hợp tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn

Cụ thể, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa. Theo dự báo, nguồn cung hàng hóa và sức mua trên thị trường sẽ tăng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 so với các tháng bình thường trong năm ở mức khoảng 20%. Do đó, dự báo tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 12/2022 và tháng 1/2023 ước đạt 20.800 tỷ đồng. Trong đó, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 12/2022 ước đạt 10.000 tỷ đồng (tăng 11,67% so với tháng 11/2022); tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1/2023 ước đạt 10.800 tỷ đồng (tăng 20% so với tháng 12/2022).

Dự kiến tổng lượng hàng hóa đối với nhóm lương thực, thực phẩm hơn 7.847 tỷ đồng; nhóm nguyên liệu, vật liệu hơn 5.365 tỷ đồng; nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng 1.415 tỷ đồng; hàng may mặc, giày dép, mũ nón 5.982 tỷ đồng; hoa tết 40 tỷ đồng; hàng hóa dịch vụ khác 190 tỷ đồng.

Kế hoạch nhằm mục đích bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân trên địa bàn tỉnh cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gắn với thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hỗ trợ sản xuất trong nước và thúc đẩy lưu thông cung ứng hàng hóa, bình ổn thị trường. Đồng thời, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm, bình ổn giá.

Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng, ban chuyên môn trực thuộc phối hợp với cơ quan chức năng liên quan theo dõi, đánh giá diễn biến thị trường, đánh giá nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trong dịp Tết. Bên cạnh đó, yêu cầu các siêu thi,̣ doanh nghiệp̣ kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh tăng cường tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, phối hợp tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn với những ngành hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu đón Tết của Nhân dân vùng sâu, vùng xa…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.