Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Gia Lai: 79 đội cồng chiêng được duy trì tại huyện Đăk Đoa

Ngọc Thu - 09:00, 18/05/2023

Thông tin từ UBND huyện Đăk Đoa (Gia Lai), hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 106 bộ cồng chiêng được lưu giữ trong dân và cộng đồng thôn, làng; đồng thời, duy trì hoạt động của 79 đội cồng chiêng.

Huyện Đăk Đoa tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy văn hoá cồng chiêng
Huyện Đăk Đoa tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng

Nhằm bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, từ năm 2012 đến nay, huyện Đăk Đoa đã tổ chức mở 9 lớp dạy đánh cồng chiêng, múa xoang cho 445 học sinh và người dân ở các xã trên địa bàn (trong đó có 6 lớp dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học và THCS). Cùng với đó, Đăk Đoa hiện có 2 nghệ nhân chỉnh chiêng, 2 nghệ nhân làm chiêng tre, 10 nghệ nhân làm nhạc cụ truyền thống, 7 nghệ nhân tạc tượng, 18 nghệ nhân kể sử thi và trên 300 nghệ nhân hát dân ca, dân vũ.

Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng đến việc khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, nghề tạc tượng, làm cối gỗ, làm men rượu…

Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương đặc biệt quan tâm. Đồng thời, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.