Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gặp những người "giữ lửa" văn hóa dân tộc ở Lâm Đồng

Lê Thuận - Văn Yên - 08:49, 11/05/2022

Những ngày cuối tháng Tư, hàng trăm nghệ nhân là đồng bào các DTTS trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng đã hội tụ tại Công viên Xuân Hương, Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng) để tham gia giới thiệu văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc mình. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Vàng Du lịch Lâm Đồng năm 2022.

Nghệ nhân Ntơr Bang say sưa với tiếng kèn bầu sáu ống
Nghệ nhân Ntơr Bang say sưa với tiếng kèn bầu sáu ống

Gặp nghệ nhân Ntơr Bang (62 tuổi, dân tộc Mnông), ở thôn Liêng Trang 1, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tại khu vực trưng bày các sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc tỉnh Lâm Đồng, lúc này ông đang say sưa với chiếc kèn bầu sáu ống.

Trò chuyện với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, nghệ nhân Ntơr Bang cho biết, ông rất yêu thích và say mê với việc tìm hiểu văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Ngoài cồng chiêng, kèn bầu sáu ống cũng là nhạc cụ truyền thống của dân tộc và là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mnông trong cuộc sống hàng ngày. Thời niên thiếu, khi ông đi xem buổi biểu diễn cồng chiêng kết hợp với các nhạc cụ. Tại đây, ông đã rất mê điệu thổi kèn bầu sáu ống nên về nhà, ông đã tự tìm tòi và học hỏi và mua lại được chiếc kèn bầu sáu ống của một người trong làng, sau đó nhờ người này chỉ dạy cho ông cách sử dụng, dần dần ông đam mê lúc nào không hay.

Nhiều “báu vật” của dân tộc được trưng bày
Nhiều sản phẩm văn hóa của các dân tộc được trưng bày

Nghệ nhân Ntơr Bang cho biết, tiếng kèn bầu khi thổi, phát ra thứ âm thanh mê hoặc, trầm ấm, kết nối con người với con người, con người với thiên nhiên đất trời nên được dùng trong lúc cúng ruộng, làm rẫy, dùng để ru trẻ ngủ, trong lễ đưa người đã mất về với Yàng (Trời), trong các dịp lễ của buôn làng… 

“Tôi mong muốn, chính quyền địa phương tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hóa hơn nữa, để các nghệ nhân chúng tôi có cơ hội gặp mặt, giao lưu. Đây cũng là cách để gìn giữ, phát huy nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc”, Nghệ nhân Ntơr Bang nói.

Bà K’Chel Cil Múp vẫn miệt mài với nghề dệt thổ cẩm
Bà K’Chel Cil Múp hàng ngày vẫn miệt mài với nghề dệt thổ cẩm

Là người có thời gian dài gắn bó với nghề diệt thổ cẩm, bà K’Chel Cil Múp (55 tuổi, dân tộc Cơ Ho), ở thôn Bnơ C, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương chia sẻ, bà được học dệt thổ cẩm từ lúc 20 tuổi, sau khi thạo nghề bà đã dạy lại cho con cháu mình để chúng tiếp tục phát huy nghề truyền thống của tổ tiên để lại. Hiện nay, ngoài việc ruộng vườn, bà K’Chel Cil Múp còn tranh thủ cùng các con, dệt thổ cẩm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

“Giờ đây, người biết dệt thổ cẩm trong làng đếm trên đầu ngón tay, bởi nghề này vất vả mà tiền công chẳng được bao nhiêu, không ai đam mê nghề nữa, họ đã bỏ đi làm thuê hết rồi”, bà K’Chel Cil Múp buồn bã nói.

Các sản phẩm thổ cẩm, nhạc cụ truyền thống của đồng bào DTTS được trưng bày tại ngày hội
Các sản phẩm thổ cẩm, nhạc cụ truyền thống của đồng bào DTTS được trưng bày tại ngày hội

Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình, khoảng 150 nghệ nhân đến từ 12 đoàn của các huyện, thành trong tỉnh  đã tham gia trình diễn những bộ trang phục của đồng bào các dân tộc địa phương như; Mạ, Cơ Ho, Chu Ru, Mnông. Mỗi dân tộc, trang phục đều mang màu sắc riêng biệt trên nền thổ cẩm được phối màu công phu, hoa văn độc đáo. Đây là nhưng trang phục hàng ngày, trang phục trong lao động sản xuất, lễ hội…

Không gian trưng bày giới thiệu văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc tỉnh Lâm Đồng, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

Đồng thời, là dịp để ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch, đúc kết kinh nghiệm, nhìn nhận những vấn đề hạn chế, có những định hướng trong thời gian tới để bảo tồn, phát huy cũng như gắn kết giá trị văn hóa các dân tộc trong phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI của tỉnh Lâm Đồng..

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.