Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gắn kết gia đình Việt và sinh viên Lào, Campuchia trong chuyến về nguồn

Duy Chí - 13:53, 04/11/2024

Chuyến đi chỉ vỏn vẹn 2 ngày 1 đêm (ngày 02 và 03/11/2024), nhưng đã để lại nhiều kỷ niệm, tình cảm sâu lắng giữa các gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP. Hồ Chí Minh, góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa Nhân dân 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia mà Bác Hồ và các vị lãnh đạo tiền bối đã dày công vun đắp.

Đoàn ""Gia đình Việt và sinh Lào, Campuchia" chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận
Đoàn "Gia đình Việt và sinh Lào, Campuchia" chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận

Xuất phát tại TP. Hồ Chí Minh, chuyến tham quan về nguồn 2 ngày 1 đêm do UBMTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh - Liên đoàn Lao động - Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tổ chức, đưa 200 gia đình Việt và sinh viên Lào, Campuchia về nguồn, thăm trường Dục Thanh (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) nơi Bác Hồ từng dạy học (năm 1910) trước khi Bác đến Sài Gòn, xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911).

Đoàn đã làm lễ dâng hương trước khi vào thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận với rất nhiều cung bậc cảm xúc xen lẫn tự hào về lãnh tụ Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân Văn hoá Thế giới. Với tình yêu nước nồng nàn, khát vọng học tập để giúp dân, cứu nước, chàng trai 20 tuổi đã một mình rời quê, chấp nhận mọi thử thách, làm tốt mọi việc để tìm đến chân lý, đó là Chủ nghĩa Mac - Lê Nin – Con đường giải phóng dân tộc và phát triển đất nước độc lập - tự do ngày nay.

Chương trình văn nghệ và trình diễn trang phục truyền thống 3 dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia
Chương trình văn nghệ và trình diễn trang phục truyền thống 3 dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia

Bên kia dòng sông Cà Ty, đối diện trường Dục Thanh, là công trình kiến trúc Đài nước PhanThiết - biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị Việt Lào, do Hoàng Thân Xuphanuvong thiết kế. Công trình đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du Lịch công nhận di tích lịch sử văn hoá. 

Các gia đình Việt cùng với sinh viên Lào, Campuchia đã lưu luyến ghi lại nhiều bức hình kỷ niệm mà không quên thực hiện lời dạy của các nhà cách mạng tiền bối “Vun đắp tình hữu nghị 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Buổi tối, trên bãi biển Phan Thiết, gia đình Việt và sinh viên Lào, Campuchia đã có buổi gala diner ấn tượng, với các phần thi trang phục kết hợp văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá 3 nước. Nổi bật là phần thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử Hồ Chí Minh và tình đoàn kết 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia”. Với các câu trả lời chính xác đến 100%, làm cho Ban Giám khảo rất vất vả trong quyết định.

Qua đó cho thấy, tình cảm, tình đoàn kết của 3 dân tộc nói chung và thế hệ trẻ học đường nói riêng luôn khắc sâu, ghi nhớ về lịch sử; tình đoàn kết cách mạng của 3 dân tộc Việt Nam – Lào – Campuchia.

Vũ điệu dân gian, thắt chhặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa 3 dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia
Vũ điệu dân gian, thắt chhặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa 3 dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia

Ông Phonesy Bounmixay, Lãnh sự, Tổng lãnh sự nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: Những sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP. Hồ Chí Minh rất biết ơn tình cảm của các cha mẹ, các gia đình Việt đã yêu thương, đón nhận và thay mặt cha mẹ dạy vỗ các em lúc xa nhà. Đây là tình cảm quý giá và cũng là kỷ niệm không thể nào quên, khắc ghi truyền thống đoàn kết giữa 3 dân tộc Việt Nam – Lào – Campuchia mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.