Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gần 2 triệu người nhiễm COVID-19 trong một ngày qua

PV - 10:05, 19/02/2022

Đến sáng 19/2, thế giới có tổng số 421.944.104 ca nhiễm và 5.891.940 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 1.924.291 ca nhiễm và 10.259 ca tử vong mới. Với 206.037 ca nhiễm mới, Đức là quốc gia ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm nhất thế giới; trong khi Mỹ là quốc gia có số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất trên thế giới trong ngày qua với 2.070 ca.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 19/2, đã có 346.492.418 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 69.559.746 ca bệnh đang điều trị, có 69.477.247 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 82.499 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 225 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 965.369 ca nhiễm và 3.622 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 149.246.424 ca nhiễm mới và 1.680.680 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Đức, Nga và Pháp có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất tại châu Âu khi có thêm lần lượt 206.037; 180.071 và 82.553 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga cũng là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực với 784 ca, tiếp sau đó là Italy (314 ca) và Pháp (304 ca).

Với 110.993.840 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 19/2, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 584.863 ca nhiễm mới và 1.867 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, 3 quốc gia có số người mới nhiễm cao nhất tại châu Á là: Hàn Quốc (109.828 ca), Nhật Bản (95.603 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (87.411 ca); 3 quốc gia có số trường hợp mới tử vong nhiều nhất do COVID-19 là: Ấn Độ (325 ca), Thổ Nhĩ Kỳ (264 ca) và Nhật Bản (244 ca).

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 93.998.718 ca, trong đó có 1.381.575 ca tử vong và 63.541.252 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 108.480 ca nhiễm COVID-19 mới, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực; tiếp sau là Mexico với 21.565 ca và Canada với 6.929 ca nhiễm mới. Cùng với đó, Mỹ cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong ngày qua với 2.070 ca; sau đó là Mexico với 470 ca, Canada với 72 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 186.015 ca nhiễm và 1.591 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 53.043.179 ca và 1.246.021 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực khi có thêm 122.748 ca nhiễm mới, sau đó là Chile với 34.117 ca, và Argentina với 15.389 ca nhiễm mới. Đồng thời, với 1.114 ca tử vong ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất khu vực vì COVID-19; tiếp sau là Argentina với 138 ca và Colombia với 136 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 19/2, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 11.4240.988 ca, trong đó có 246.967 ca tử vong và 10.424.896 ca bình phục. 3 quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất châu lục là: Nam Phi (3.654.824 ca), Morocco (1.158.145 ca); Tunisia (979.612 ca). Và 3 quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất là: Nam Phi (98.298 ca), Tunisia (27.375 ca) và Ai Cập (23.632 ca).

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 3.240.234 ca nhiễm (tăng 31.900 ca) và 7.359 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 37 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 25.862 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 2.992.940 ca, trong đó 4.834 ca tử vong (tăng 36 ca).

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày 18/2, các chuyên gia trong Nhóm khoa học lập mô hình đại dịch cúm của Chính phủ Anh (SPI-M-O) dẫn phân tích của Đại học Warwick chỉ ra rằng các biện pháp phòng dịch COVID-19 (bao gồm xét nghiệm, tự cách ly, đeo khẩu trang, làm việc tại nhà và thay đổi hành vi của người dân) đã giúp làm giảm mức độ lây nhiễm từ 20 – 45%. Tuy nhiên, nếu các biện pháp này bị rút lại, tỷ lệ lây nhiễm có khả năng tăng lên từ 25 – 80%. Chưa kể, các yếu tố khác như khả năng miễn dịch suy giảm và sự xuất hiện của các biến thể mới cũng sẽ góp phần đẩy nhanh lây lan dịch bệnh. Hiện biến thể BA.2, dòng phụ của biến thể Omicron, đang tăng mạnh ở Anh so với các biến thể khác./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.