Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

G20 xác định 5 nhiệm vụ của văn hóa trong tiến trình phục hồi

PV - 10:37, 30/07/2021

Hội nghị bộ trưởng văn hóa đầu tiên của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được tổ chức tại Rome trong các ngày 29-30/7, với sự tham dự của các Bộ trưởng G20.


Ảnh minh họa (Nguồn: Shutter)
Ảnh minh họa (Nguồn: Shutter)

Hội nghị bộ trưởng văn hóa đầu tiên của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được tổ chức tại Rome trong các ngày 29-30/7, với sự tham dự của các Bộ trưởng G20 và các nước được mời.

Đáng chú ý, tham gia hội nghị còn có đại diện các tổ chức quốc tế chủ chốt hoạt động trong lĩnh vực này, như Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hội đồng châu Âu, Liên minh Địa Trung Hải, các tổ chức quốc tế chống tội phạm liên quan đến di sản văn hóa, như Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC), Interpol và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Y20 - diễn đàn chính thức của G20 dành cho thanh niên.

Theo phóng viên tại Rome, Hội nghị này đã xác định 5 nhiệm vụ của văn hóa trong tiến trình phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Một là bảo vệ và thúc đẩy văn hóa và các lĩnh vực sáng tạo như động cơ cho tăng trưởng bền vững và cân bằng. Mặc dù cũng chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, nhưng văn hóa có thể giúp đối mặt với những áp lực và khoảng cách ngày càng tăng về kinh tế, xã hội và sinh thái, góp phần tái tạo nền kinh tế và xã hội, bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa phải tiếp tục được hỗ trợ.

Hai là bảo vệ di sản văn hóa trước các rủi ro, bao gồm thiên tai, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu, sự cố ý phá hoại và cướp bóc, buôn bán bất hợp pháp tài sản văn hóa. Italy và UNESCO sẽ tiếp tục hợp tác trong việc xác định các hành động chung nhằm tăng cường bảo tồn và phát huy di sản văn hóa và đã công bố dự án “Lực lượng đặc nhiệm Italy theo lời mời của UNESCO.”

Ba là thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ trong các lĩnh vực văn hóa và sáng tạo như động lực mới cho tăng trưởng, tạo điều kiện tiếp cận và tham gia phổ cập vào văn hóa và thúc đẩy đa dạng văn hóa.

Bốn là xây dựng năng lực thông qua đào tạo để giải quyết sự phức tạp của thế giới đương đại và các thách thức trong lĩnh vực văn hóa, bao gồm tiến trình số hóa nhanh chóng, chuyển đổi xanh và thay đổi nhân khẩu học, đồng thời giúp đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Cuối cùng là giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua văn hóa. Tác động của biến đổi khí hậu đang gây nguy hiểm cho các di sản văn hóa. Mặt khác, ngành văn hóa hiện có các công cụ để góp phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nhờ vào sự phát triển của các công nghệ giám sát sáng tạo.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử G20, một hội nghị bộ trưởng văn hóa được tổ chức, phản ánh sự lựa chọn lịch sử, chiến lược và chưa từng có của Italy, nước Chủ tịch G20 năm 2021, theo đó văn hóa là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng bền vững, cân bằng và bao trùm.

Trên thực tế, văn hóa là một công cụ mạnh mẽ để đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng sau các cú sốc lớn, bao gồm các giá trị sẽ làm nền tảng cho sự tái sinh sau đại dịch và vai trò của các lĩnh vực sáng tạo của nền kinh tế trong việc tạo ra việc làm và các cơ hội mới, phù hợp với chương trình nghị sự trong năm Chủ tịch G20 của Italy./. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.